Nhà lắp ghép là gì

Nhà lắp ghép đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên những thông tin về kiểu nhà này còn khá ít và chưa phổ biến tại Việt Nam. Hãy cùng đội ngũ kỹ sư của VMSTEEL đi sâu tìm hiểu chi tiết về nhà lắp ghép qua bài viết dưới đây nhé.

Mô hình nhà lắp ghép

Tổng quan về nhà lăp ghép tại Việt Nam.

Khái niệm nhà lắp ghép là gì?

Nhà lắp ghép là loại nhà ở chuyên dụng của nhà tiền chế. Một số loại nhà lắp ghép thường thấy như: nhà mô đun; nhà di động; hoặc nhà xưởng công nghiệp. Theo đó nhà lăp ghép được sản xuất trước tại nhà máy sản xuất, thường ở các phần tiêu chuẩn có thể dễ dàng vận chuyển và lắp ráp. Một số thiết kế nhà lắp ghép hiện nay bao gồm các chi tiết kiến ​​trúc lấy cảm hứng từ chủ nghĩa hậu hiện đại hoặc kiến trúc theo chủ nghĩa tương lai.

Nhà lắp ghép ra đời ở đâu?

Nhà lắp ghép Panel trong xây dựng nhà là một công nghệ từ Liên Xô và một số nước XHCN Đông Âu. Nhà lắp ghép được tạo ra với mục tiêu tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về độ cứng lẫn độ an toàn cũng như là khả năng cách nhiệt tốt.

Phân loại nhà lắp ghép

Hiện nay trên thế giới có 3 kiểu nhà lăp ghép: nhà di động (mobile home), nhà sản xuất (manufactured home) và nhà mô đun (modular home)

  • Nhà di động (mobile home) là kiểu nhà thường có bánh xe, có thể dễ dàng di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác và kích thước cũng như độ tiện nghi của căn nhà này là nhỏ và thấp nhất
  • Nhà sản xuất (manufactured home): Những ngôi nhà sản xuất thường được xây dựng theo ba kích thước tiêu chuẩn – đơn, đôi và ba (single wide, double wide and triple wide). Kiểu nhà này giúp bạn dễ dàng thay đổi nội thất, công năng cơi nới diện tích dễ dàng.
  • Nhà mô đun (modular home): những ngôi nhà kiểu này được lắp ghép hoàn thiện nguyên khối tại nhà xưởng rồi được đưa đến tận nơi bằng xe container và đặt vào đúng vị trí bạn muốn.

Cấu tại của nhà lắp ghép

Về cơ bản cấu tạo của một ngôi nhà lắp ghép thông thường gồm các thành phần chính sau: Phần khung nhà; Vách ngăn; cửa; mái nhà và các phụ kiện khác.

  • Phần khung nhà lắp ghép: được làm từ thép hộp và mạ kẽm. Giúp tăng sự thẩm mỹ, làm chậm quá trình oxy hoá, bảo vệ cấu trúc bên trong tốt. Nhờ vậy mà tuổi thọ trung bình của một thiết kế nhà lắp ghép cao khoảng 60 năm.
  • Vách ngăn, vách che phòng: Sử dụng vách cemboard để bao che các khung sắt, cách đường dây điện và ống nước. Nhằm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
    Cửa ra vào, cửa sổ: Chất liệu nhôm kính đồng bộ đảm bảo chất lượng, độ bền cho thiết kế nhà thông minh này.
  • Mái nhà: Tôn nhà lắp ghép thường được sử dụng với độ dày tiêu chuẩn, chống bền, chống gỉ, chống thấm. Đồng thời cách âm, cách nhiệt hiệu quả.
  • Các phụ kiện xây dựng: Là các bu lông để liên kết dầm móng, khung nhà hay ống thoát nước, hệ nan điều hoà…

Một số công trình nhà lắp ghép thông dụng hiện nay

Hiện tại, mô hình nhà lắp ghép rất phổ biến tại các nước phát triển trên thế giới. Ngay tại Việt Nam chúng ta, mô hình này cũng đã và đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Một số dạng nhà lắp ghép nổi bật có thể kể đến như:

Nhà ở lắp ghép

Nhà lắp ghép được ứng dụng khá nhiều trong các công trình dân dụng như làm nhà ở, biệt thự, nhà trọ, nhà ở cho công nhân, cán bộ… Thậm chí nó có thể được thiết kế lên đến 2 và 3 tầng vô cùng tiện lợi.
nghiệp thu nhà lắp ghép

Nhà vườn lắp ghép

Đây là một dạng nhà lắp ghép rất được các hộ nông nghiệp ưa chuộng. Nó có thể ứng dụng kết hợp xây dựng nhà ở và vườn tược, hay dùng làm nhà kinh trong lĩnh vực ươm giống, trồng nông sản sạch.
 

Quán cà phê, nhà nhà lắp ghép

Kết cấu nhà lắp ghép đơn giản cộng thêm chi phí thấp và thời gian thi công ngắn vô cùng thích hợp để xây dựng các quán cà phê và nhà hàng. Dạng nhà này không chỉ tiết kiệm chi phí đầu tư mà có có tính thẩm mỹ cao, độc đáo và sáng tạo nên rất được ưa chuộng hiện nay.

Nhà kho, xưởng, văn phòng

Cũng nhờ yếu tố rẻ và nhanh chóng mà rất nhiều chủ đầu tư, doanh nghiệp chọn nhà lắp ghép để xây dựng kho, xưởng và văn phòng của mình. Nó sẽ giúp tiết kiệm đáng kể tiền bạc và thời gian mà vẫn đảm bảo độ an toàn cho công trình.

Homestay, resort

Có thể nói, nhà lắp ghép phổ biến nhất tại nước ta chính là các căn homestay và resort. Nó mang lại tính thẩm mỹ cao, nhiều thiết kế độc đáo và dễ đầu tư cũng như là sử dụng.

Ưu nhược điểm của nhà lắp ghép

Ưu điểm

Thân thiện với môi trường

  • Thông thường đối với các công trình thì vật liệu phụ sau khi dùng xong hay được vứt bừa ra bãi rác. Tuy nhiên đối với nhà lắp ghép thì số lượng vật liệu được tính toán rất kỹ càng nên sẽ không thừa ra mấy, không những vậy vật liệu thừa ra sẽ được tái chế lại nên cực kỳ thân thiện với môi trường.

Linh hoạt, dễ dàng thay đổi, di chuyển

  • Bất cứ chủ nhà nào cũng muốn cơi nới, mở rộng ngôi nhà của mình khi có điều kiện. Đây là bất lợi đối với các ngôi nhà bê tông truyền thống vì vướng phải nhà hàng xóm, cũng như diện tích thi công, cách thiết kế và chi phí. Trong khi đó nếu thi công nhà lắp ghép lại có thể lắp ghép, mở rộng vô cùng cơ động, lại tiết kiệm rất nhiều chi phí.

Chi phí thấp

  • Nhà lắp ghép được làm từ vật liệu nhỏ, gọn nhẹ nên bạn có thể tiết kiệm được khoảng 30% cho mỗi m2 so với những ngôi nhà truyền thống có diện tích và kiến trúc tương đương. 
  • Tiết kiệm được nguyên vật liệu, lại còn tiết kiệm được chi phí thuê nhân công vì thời gian thi công nhanh, dễ dàng nữa. Đây chính là điều nổi bật của nhà lắp ghép khiến chúng ngày càng nhận được nhiều sự yêu thích.

Dễ quản lý chất lượng

  • Nhà lắp ghép được ra đời hầu như là ở trong nhà máy dưới những tiêu chuẩn nhất định, chính vì vậy rất dễ quản lý chất lượng. Với một dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp và tỷ lệ vật liệu đúng chuẩn, nhà lắp ghép được đảm bảo về sự đồng đều về chất lượng. 
  • Mặt khác, nhà thầu cũng luôn theo dõi, kiểm tra sát sao để dây chuyền được xuyên suốt và đúng yêu cầu.

Nhược điểm của nhà lắp ghép

Không vững chắc như nhà bê tông

  • Một trong những nhược điểm của nhà lắp ghép là không vững chắc bằng nhà bê tông. Sẽ cực kỳ khó khăn cho nhà lắp ghép để có thể trụ vững qua những cơn bão hoặc vòi rồng dữ dội dù sử dụng khung thép.
  • Vì vậy, khi quyết định xây nhà lắp ghép cần phải xem xét vị trí xây dựng có thường xuyên phải chịu tác động mạnh từ thiên nhiên hay không. 
  • Người Việt Nam khi xây nhà thích sự ổn định, lâu dài, ngại thay đổi hay di chuyển nên có lẽ đây là lý do mà chưa nhiều người thích nhà lắp ghép.
  • Tuy nhiên hiện nay vẫn có một lựa chọn cho bạn đó là xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ. Giải pháp này sẽ giúp nhà lắp ghép bền vững lâu hơn (dù vẫn không bằng nhà bê tông cốt thép) nhưng vẫn tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với nhà bê tông cốt thép.

Cấu tạo của nhà lắp ghép

Giống như tên gọi của nó, nhà lắp ghép được ghép từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau. Cụ thể, nhà lắp ghép gồm những hệ thống như:
  • Hệ thống khung cột, kèo và xà gồ được làm từ vật liệu thép CT3 và vật liệu U, hộp mạ kẽm.
  • Hệ thống tấm che và các tấm vách ngăn được cấu tạo bằng loại tôn chất lượng cao 2 mặt. Ở chính giữa tấm che và vách ngăn là lớp xốp hoặc lớp nhựa PU có khả năng cách nhiệt tốt. Vật liệu cách âm, cách nhiệt đạt độ dày tiêu chuẩn từ 50mm đến 100mm.
  • Hệ thống tôn lợp mái được làm từ vật liệu tôn chống sét có độ dày dao động từ 50mm đến 100mm.
  • Hệ giằng chống bão đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho công trình và cả người dùng.
  • Cửa đi và cửa sổ được làm từ vật liệu nhôm kính hoặc vật liệu thép. Đôi khi cửa nhôm kính sẽ được thay thế bằng cửa Panel theo yêu cầu riêng của khách hàng.
  • Hệ thống máng nước lắp đặt gần với khu vực tầng mái. Chi tiết lắp ghép có tác dụng dẫn nước ra bên ngoài để giữ sự khô ráo cho không gian nhà ở bên trong.
Cấu tạo nhà lắp ghép

Ứng dụng của nhà lắp ghép

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, ngành vật liệu xây dựng đã cho ra đời những dòng vật liệu lắp ghép không có độ bền cao và thân thiện môi trường mà còn có tính thẩm mỹ cao, đa dạng màu sắc, phong phú hoa văn họa tiết, khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Bởi vậy, nhà lắp ghép được ứng dụng khá rộng rãi, có thể kể đến như: Làm văn phòng, hành chính; bệnh viện, trường học; Cabi bảo vệ; cửa hàng, nhà hàng,quán cafe; nhà ở dân dụng, nhà ở cho cán bộ công nhân viên công ty; nhà trọ, căn hộ dịch vụ; nhà xưởng, nhà máy; kho sạch, kho lạnh; …

Ứng dụng của nhà lăp ghép

Quy trình sản xuất thi công nhà lăp ghép.

  • Thiết kế nhà lắp ghép: Các kỹ sư, kiến trúc sư sẽ làm công việc này. Thiết kế nhà lắp ghép sao cho đáp ứng các yêu cầu về thẩm mỹ cũng như những tiêu chuẩn kỹ thuật về kết cấu và độ an toàn cho nhà. 
  • Sản xuất thi công nhà lắp ghép: Sau khi đã có bản vẽ thi công, chúng sẽ được chuyển xuống nhà máy sản xuất và thi công những chi tiết, cấu kiện của nhà. Nhà máy phải đầu đủ thiết bị máy móc và công nhân lành nghề cũng như phải tuân thủ những nguyên tắc, quy trình sản xuất nghiêm ngặt thì mới đảm bảo chất lượng của nhà lăp ghép.
  • Thi công lắp dựng: Nhà được vận chuyển đến nơi lắp dựng, công viẹc còn lại chỉ là lắp dựng đúng thep bản vẽ thi công. Đối với các kỹ sư thì điều này khá đơn giản, nó giống như trò chơi xếp hình vậy.

Những lưu ý khi xây dựng nhà ở lắp ghép

Sau đây là một vài lưu ý cho các bạn khi muốn có một căn nhà ở lắp ghép cần phải xem qua trước khi bắt đầu thiết kế, thi công.

Lựa chọn đơn vị thiết kế thi công có uy tín.

  • Đây là một vấn đề quan trọng cần phải lưu ý, bởi vì khi lựa chọn được đơn vị tốt thì việc lắp ghép thi công nhà sẽ đạt chất lượng cao. Đồng thời giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh.

Khảo sát mặt bằng thi công

  • Mặc dù các căn nhà ở lắp ghép thường không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, tuy nhiên để sử dụng nhà ở lâu dài thì cần phải lưu ý đến những điểm bố trí mặt bằng, nghiên cứu kỹ những yếu tố có thể tác động cũng như những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra làm suy giảm chất lượng công trình trong tương lai. Từ đó, có thể đưa ra các biện pháp khắc phục, nếu không thì có thể chọn một địa điểm khác để thi công.

Thiết kế ngôi nhà phù hợp với mục đích sử dụng và tài chính

  • Mặc dù, chi phí xây dựng nhà ở lắp ghép rẻ hơn nhiều so với nhà ở truyền thống, tuy nhiên cần xem mục đích sử dụng của mình là gì? Để từ đó, có thể đưa ra quyết định tăng hay giảm diện tích sao cho phù hợp với nguồn tài chính hiện có.
  • Đặc biệt chú ý tránh giao phó hoàn toàn cho người thiết kế nhà lắp ghép khiến nảy sinh vấn đề không vừa ý giữa chủ đầu tư và đơn vị thiết kế thi công.
Quy trình sản xuất thi công nhà lắp ghép

Báo giá nhà lắp ghép 2023.

Thông thường khi xây dựng các công trình xây dựng giá sẽ được tính trên đơn vị trên 1m2. Giá xây dựng nhà lắp ghép cũng vậy, giá nhà lắp ghép năm 2021 không có nhiều thay đổi so với năm 2020, giá xây dựng nhà lắp ghép hiện nay trong khoảng 1,5 triệu/m2 – 3 triệu/m2. Nếu so sánh đơn giá nhà lắp ghé với đơn giá nhà bằng bê tông cốt thép là 4 triệu/m2 – 6 triệu/m2 thì rõ ràng giá nhà lắp ghép thấp hơn từ 30 – 50%. Có lẽ đó cũng là một trong số những lý do nhà lăp ghép đang được ưu chuộng hiện nay.

Giá nhà lắp ghép phụ thuộc và những yếu tố nào?.

Nếu bạn đang băn khoăn báo giá nhà lắp ghép sẽ có mức giá xây dựng như thế nào thì điều này phụ thuộc vào 4 yếu tố sau:
  • Giá nguyên vật liệu để lắp ghép nhà: Thông thường kiểu nhà này sẽ sử dụng chất liệu thép là chính, tuy nhiên thép có nhiều loại với chất lượng khác nhau. Bên cạnh đó còn có các chi tiết như cửa ra vào, mái lợp, nền móng… cũng quyết định đến chi phí thực hiện.
  • Diện tích, số tầng mà bạn muốn xây dựng: Thông thường các công ty thi công nhà lắp ghép thường báo giá xây dựng dựa trên diện tích, ví dụ 2 triệu/m2. Tùy thuộc vào số tầng, diện tích, số lượng căn mà bạn đặt sẽ có giá khác nhau, nhà lắp ghép 2 tầng giá có thể sẽ khác với nhà lắp ghép 1 tầng (hay nhà lắp ghép cấp 4) và 3 tầng. 
  • Vị trí địa lý: Việc xây dựng khung thép ở những nơi có địa hình khó khăn chắc chắn sẽ có giá cao hơn ở những vùng đồng bằng, điều kiện thuận lợi. Ngoài ra, ở những tỉnh, thành phố lớn, nơi tập trung nhiều công ty xây dựng thì giá cả cũng sẽ cạnh tranh hơn. Ví dụ: giá nhà lắp ghép Hà nội hay TP Hồ Chí Minh sẽ chênh lệch so với các tỉnh thành khác.
  • Thời gian thi công: Thời gian thi công càng ngắn thì chi phí phát sinh càng giảm. Tuy nhiên, để công trình có thể bàn giao trong thời gian ngắn thì số lượng công nhân phải tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc số tiền để thuê nhân công sẽ tăng

15 Mẫu nhà lắp ghép mới đẹp nhất 2023.

Hỏi đáp về nhà lắp ghép.

Một trong những lợi ích của nhà lắp ghép là chúng có xu hướng tiết kiệm năng lượng cao. Các đường nối chặt chẽ và cửa sổ hiện đại của chúng giúp giữ nhiệt và giảm hóa đơn năng lượng của bạn trong quá trình này. Như một phần thưởng, việc xây dựng chặt chẽ của những ngôi nhà mô-đun đã mang lại cho họ danh tiếng về khả năng chống chọi với thiên tai.

Nhà lăp ghép là nhà được xây dựng lắp dựng sẵn. Điều này đơn gian là để giảm chi phí và giá thành, vì sản xuất hàng loạt thì chi phí và giá thành sẽ giảm. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ hiện đại ngày nay, bạn hoàn toàn có thể có được bản thiết kế và ngôi nhà giành riêng cho bạn nếu muốn.

Có một nhận thức chung rằng nhà lắp ghép không an toàn như nhà truyền thống vì các vật liệu và phương pháp xây dựng thay thế được sử dụng. Tuy nhiên, điều này là không đúng sự thật. Những ngôi nhà này hoàn toàn an toàn vì một số lý do. Thứ nhất, nhà lắp ghép được xây dựng theo quy chuẩn và quy định xây dựng.
Và trong suốt quá trình thi công, các chuyên gia đều tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng ở mọi công đoạn. Một lý do khác khiến nhà lắp ghép an toàn là do quá trình xây dựng. Các đơn vị và cụm phụ khác nhau được xây dựng trong một môi trường được kiểm soát để củng cố cấu trúc để sử dụng lâu dài.

Điều này phục thuộc và ngân sách: Mặc dù bản thân nhà lắp ghép là một lựa chọn rẻ hơn, nhưng kiểu nhà có thể ảnh hưởng nhiều hơn đến chi phí xây dựng. Nhà mô-đun có xu hướng đắt hơn nhà sản xuất, vì vậy bạn nên kiểm tra xem loại nào phù hợp hơn với túi tiền của mình. … Một ngôi nhà mô-đun được coi là tài sản ‘thực’, nó có giá trị bán lại cao hơn nhiều.

Liên hệ tư vấn thiết kế thi công nhà lắp ghép