Thi công móng nhà lắp ghép an toàn tiết kiệm chi phí

Thi công móng nhà lắp ghép như thế nào.?. Có giống móng nhà truyền thống không?. Nên chọn loại nhà nào cho nhà lắp ghép…. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến thi công móng nhà lắp ghép trong thời gian qua. Hãy cùng VMSTEEL tìm hiểu quy trình, và các lưu ý quan trọng khi thi công móng nhà lắp ghép khung thép lắp ghép qua bài viết dưới đây.

Thi công móng nhà tiền chế

Tổng quan về móng nhà lắp ghép.

Tùy và kết cấu, quy mô của dự án nhà lắp ghép mà chọn loại móng phù hợp cho từng công trình cụ thể để đảm bảo chất lượng, sự an toàn trong quá trình sử dụng và độ bền vững của công trình. Đối với nhà lắp ghép ta có thể lựa chọn một số loại móng cụ thể như: Móng cọc; móng băng; móng bè. Nếu bạn không có nhiều kiến thức trong thi công xây dựng thì tốt nhất bạn hãy liện hệ cho các công ty chuyên thi công nhà lắp ghép như VMSTEEL để được hỗ trợ tư vấn. Họ sẽ tính toán kết cấu và lựa chọn loại móng phù hợp nhất cho công trình của bạn. Để tránh việc lãng phí, sai xót và hư hỏng về sau tốt nhất bạn không nên tự tiện chọn và thi công móng nhà. Nên nhớ phần móng là một trong số những phần quan trọng nhất của một công trình. Vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng và theo dõi sát sao quá trình thi công móng nhà lắp ghép.
Tổng quan về móng nhà lắp ghép

Quy trình thi công móng nhà lắp ghép.

Mỗi loại móng nhà sẽ có một quy trình và các lưu ý quan trọng riêng. Hãy cùng VMSTEEL phân tích từng quy trình thi công móng cọc; móng băng và móng bè cho nhà lắp ghép dưới đây.

Quy trình xây móng cọc nhà lắp ghép

  • Móng cọc được sử dụng rất nhiều trong các công trình xây nhà lắp ghép khung thép lắp ghép. Móng cọc giúp giảm khối lượng đào móng lên đến 80%, bê tông cốt thép khoảng 40% nên có thể giảm chi phí khoảng 35%. Xây móng cọc là giải pháp tối ưu cho công trình nhà lắp ghép khung thép lắp ghép có diện tích lớn, đất nền yếu. 
Quy trình thi công móng nhà lắp ghép
  • Bước 1: Thiết kế bản vẽ móng, vật liệu để xây móng, nhân công…
  • Bước 2: Đóng cọc xác định vị trí cho móng đơn khi làm tại các nền đất yếu, cọc tre, cọc tràm, bê tông,…
  • Bước 3: Tiến hành đào hố móng xung quanh các vị trí cọc đã được xác định ở bước 2, hố móng phải đủ sâu và rộng theo yêu cầu thiết kế để đổ bê tông móng. Sau đó để cho khô ráo, sạch sẽ không để nước ngấm vào cho đến khi cột móng khô hoàn toàn.
  • Bước 4: Sau khi cột móng đã khô hoàn toàn  tiến hành làm phẳng mặt bằng móng bằng cách san đất hoặc đổ thêm một ít đá lên mặt hố móng sau đó đầm phẳng.
  • Bước 5: Kiểm tra cao độ và đổ lớp bê tông lót móng nhằm làm phẳng mặt hố móng, hạn chế những tác động bên ngoài, bảo vệ bê tông móng.
  • Bước 6: Cắt đầu cọc móng và ghép cốt pha móng cho nhà khung thép lắp ghép.
  • Bước 7: Đổ bê tông móng, sau đó bảo dưỡng và tháo cốt pha móng. 
Thi công móng cọc nhà lắp ghép

Sau khi đổ bê tông móng được 1-2 ngày có thể tháo cốt pha bê tông móng và tiến hành tưới nước và phủ các vật liệu ẩm lên giúp bê tông không bị nứt gãy. Xây móng cọc trong nhà lắp ghép khung thép lắp ghép được nhiều gia đình lựa chọn vì tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

Quy trình xây móng băng nhà lắp ghép

Móng băng là loại móng chạy dọc bên dưới các tường chịu lực hoặc tạo ra các dải dưới chân cột chịu lực. Với ưu điểm là truyền tải trọng đều xuống nền móng và chống lại hiện tượng lún không đều giữa các cột chính. Quy trình xây móng băng nhà lắp ghép khung thép lắp ghép cũng tương tự như nhà BTCT.
Quy trình xây móng băng nhà lắp ghép
  • Bước 1: Thiết kế bản vẽ móng băng cho nhà khung thép lắp ghép, chuẩn bị vật liệu, nhân công….
  • Bước 2: Cũng giống như móng cọc, ở bước này sẽ tiến hành đào hố móng.
  • Bước 3: Làm phẳng hố móng bằng đất, đá và dầm phẳng hố móng.
  • Bước 4: Kiểm tra độ cao của hố móng, đổ bê tông lót móng lên phần đất đã đào.
  • Bước 5: Ghép cốt pha và đổ bê tông móng.
  • Bước 6: Tháo cốt pha móng, bảo dưỡng và nghiệm thu phần móng.
Loại móng này thường được thiết kế cho các công trình biệt thự, nhà cao tầng hoặc những công trình có trọng tải lớn.

Quy trình thi công móng bè nhà lắp ghép

Móng bè trong xây nhà lắp ghép khung thép lắp ghép thường được thi công cho các công trình ở địa hình đá trũng, yếu, đọng nước, dễ bị lún. Quy trình thi công móng bè cũng tương tự móng băng và móng cọc.
  • Bước 1: Chuẩn bị bản vẽ thiết kế móng bè cho nhà lắp ghép khung thép lắp ghép, nhân công và vật liệu.
  • Bước 2: Đào hố móng theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế.
  • Bước 3: Đổ bê tông lót dưới phần đất đã đào móng
  • Bước 4: Đổ bê tông móng, xây tường móng
  • Bước 5: Làm đan thép giằng móng và đổ bê tông giằng
  • Bước 6:  Bảo dưỡng và nghiệm thu. 
* Lưu ý: Khi xây móng nhà cho bất kỳ công trình nào, khi gặp trời mưa thì việc bảo vệ móng phụ thuộc vào lượng mưa. Nếu lượng mưa nhỏ, không kéo dài thì không cần phải bơm thêm nước. Nếu lượng mưa to, kéo dài thì cần che chắn công trình.
Thi công móng bè nhà lắp ghép
Hy vọng với những thông tin trên đây về Quy trình xây móng nhà lắp ghép khung thép lắp ghép đến từ các Kỹ sư của VMSTEEL sẽ cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết công trình của bạn nhé. Mọi yêu cầu hỗ trợ hoặc tư vấn thi công nhà lắp ghép vui lòng điện thông tin và Form thông tin ở dưới. Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn ngay sau khi nhận được yêu cầu của bạn. Chúc các bạn thành công!
Liên hệ tư vấn thiết kế thi công nhà lắp ghép