Cách kiểm tra chất lượng bulong neo

Ngày nay, bulong là một trong những phụ kiện xây dựng không thể thiếu trong bất cứ công trình nào. Do đó, ngành công nghiệp sản xuất bulong ốc vít ngày càng phát triển với số nhà cung cấp ngày một gia tăng. Thế nhưng chất lượng sản phẩm của mỗi nhà sản xuất mỗi khác do nhiều nguyên nhân liên quan đến vấn đề kĩ thuật. Vậy có những tiêu chuẩn nào để kiểm định chất lượng dành cho một bulong?.

Tiêu Chí Kiểm Định, Đánh Giá Chất Lượng Dành Cho Bulong.

1. Vật liệu chế tạo.

Vật liệu để chế tạo bulông là thép 40Cr, đai ốc là 40Cr hoặc C45
Vòng đệm là thép cacbon CT5, C35, C45 hoặc thép 40Cr.

2. Tính chất cơ học của bulông, đai ốc và vòng đệm:

a. Đối với bulông:
– Giới hạn bền:
+ nhỏ nhất 110kG/mm2
+ lớn nhất 130kG/mm2
– Độ cứng đạt 325-388HB (35-41 HRC)
– Độ thắt tương đối φ% không nhỏ hơn 35.
– Độ dãn dài tương đối % không nhỏ hơn 8
– Độ đai va đập aL KG/cm2 không nhỏ hơn 5
b. Đối với đai ốc
– Giới hạn bền không nhỏ hơn 110. Kg/mm2 (khi thử cùng với bulông )
– Độ cứng đạt: 283-341HB (30-37HRc)
c. Đối với vòng đệm
– Độ cứng phải đạt 283-426 HB (30-45HRc)

3. Qui tắc nghiệm thu

  • a. Bulông cường độ cao (bao gồm đai ốc, vòng đệm)
– sau khi gia công xong phải được bộ phận kiểm tra kỹ thuật của nhà máy kiểm tra kích thước hình theo tiêu chuẩn của ngành. Nếu đạt mới tiến hành kiểm tra các bước có tính tiếp theo.
  • b. Bulông phải qua thí nghiệm
– Thử kéo mẫu: 5 mẫu với mỗi bó vật liệu
– Xác định độ dai va đập: với 5 mẫu với mỗi bó vật liệu
– Xác định độ cứng: 100% bulông sản xuất ra
– Thử kéo đứt bulông: 2% của lô bulông
– Kiểm tra khuyết tật: 100% bulông sản xuất ra
– Xác định hệ số mômen xiết K: 5%
– Thử đứt gẫy trên vòng đệm vát (theo sự thỏa thuận giữa đơn vị sản xuất và khách hàng)
 
(Nguồn tham khảo: Quyết định số 844/QĐ – KHKT)