Xà gồ là gì – Tổng quan về xà gồ

Xà gồ là gì? Có những loại xà gồ thép nào? Xà gồ và vì kèo có gì khác nhau?. Đặc điểm, tính chất và ứng dụng của xà gồ như thế nào trong xây dựng hiện đại? Bảng giá xà gồ thép C và xà gồ thép Z… Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Xà gồ là gì

Xà gồ là gì.?

Xà gồ là một dầm hoặc thanh ngang được sử dụng để hỗ trợ kết cấu trong các tòa nhà, phổ biến nhất là trong mái nhà, công trình. Xà gồ được hỗ trợ bởi các khung hoặc các bức tường của tòa nhà.
Xà gồ tiếng Anh là Purlin, là một trong những thành phần trong hệ kết cấu đỡ mái. Khi được làm bằng gỗ, nó thường được phủ một số loại sơn chống mối mọt, ảnh hưởng của thời tiết.
  • Xà gồ được phân loại dựa trên vật liệu và hình dạng của chúng. Các loại xà gồ khác nhau được sử dụng cho các mục đích khác nhau, bao gồm hỗ trợ cấu trúc của tường hoặc sàn. Xà gồ rất quan trọng vì nếu không có nó, chúng ta sẽ không thể lợp ngói hay bất kỳ vật liệu gì khác lên mái.
  • Ở môi trường đô thị, khi mọi người làm nhà bê tông mái bằng thì rất ít khi sử dụng xà gồ. Nhưng nếu bạn sử dụng mái tôn hay mái ngói, bạn bắt buộc phải có xà gồ.
  • Khi mà nền công nghiệp chưa phát triển, xà gồ gỗ luôn là sự lựa chọn số một trong xây dựng. Nhưng ngày nay, xà gồ gỗ không còn phổ biến và thịnh hành bởi những nhược điểm của nó như là mối mọt, độ bền không cao, phải bảo trì bảo dưỡng nhiều, dễ bắt cháy…
  • Xà gồ thép là sản phẩm thay thế trực tiếp cho xà gồ gỗ. Chúng có trọng lượng nhẹ, kích thước theo tiêu chuẩn, chính xác và thẳng. Chúng giãn nở và co lại trong khoảng cho phép những lúc thay đổi nhiệt độ khắc nghiệt.
  • Để bảo vệ xà gồ thép trong hầu hết các điều kiện môi trường, chúng ta có thể sử dụng sơn chống ăn mòn. Khi kết hợp với mạ kẽm, khả năng chống ăn mòn của chúng có thể tăng gấp 2 lần tổng khả năng của mỗi loại. Ở bài viết này chúng ta chỉ đi sâu tìm hiểu về các loại xà gồ thép do ứng dụng của các loại này phỏ biến hơn.

Ưu điểm xà gồ thép

Ngày xưa, xà gồ được làm chủ yếu bằng các loại gỗ tốt, có tác dụng chống mối mọt. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng đã sử dụng xà gồ thép thay thế bởi nhiều ưu điểm:

  • Giúp chống lại sự bào mòn, gỉ sét và tăng cường độ chắc chắn cho ngôi nhà.
  • Giúp tăng cường thẩm mỹ cho những thiết kế xây dựng mang phong cách hiện đại.
  • Ổn định về mặt chất lượng, không bị cong, võng sau nhiều năm sử dụng.
  • Trọng lượng nhẹ, kết cấu gọn gàng phù hợp với những thiết kế nhà cao tầng.
  • Ít chịu tác động của yếu tố thời tiết, mối mọt, côn trùng cắn phá.
  • Hạn chế được tình trạng khai thác rừng bừa bãi, góp phần bảo vệ môi trường.
  • Với nhiều lợi thế về tính năng sử dụng, xà gồ thép trở thành một phần không thể thiếu trong sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng, giúp nâng cao tuổi thọ và thẩm mỹ cho các công trình tương lai.

Các tiêu chuẩn sản xuất xà gồ thép hiện nay

Có 2 tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay, bao gồm:
  • Tiêu chuẩn về nguyên liệu G3302/BS 1397/SGH450: Đây là tiêu chuẩn được thiết lập bởi  Ủy ban Tiêu Chuẩn Công Nghiệp Nhật Bản và được hiệp hội tiêu chuẩn Nhật Bản xuất bản.
  • Tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2015: Là tiêu chuẩn mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001, cho thấy sản phẩm xà gồ thép đã đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và thương mại.

Thành phần hóa học và đặc tính cơ học

Các chỉ số kỹ thuật của xà gồ thép cần đáp ứng được các tiêu chuẩn như sau:

Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả
Giới hạn chảy Mpa ≥ 245
Độ bền kéo Mpa ≥ 400
Độ giãn dài % 10 – 30
Khối lượng lớp kẽm Gam/ m2 2 mặt 80 – 275
  • Dựa vào chỉ số kỹ thuật, nhà thầu có thể nhận định được đặc tính cơ học của loại xà gồ đó như: khả năng chịu lực, khả năng gia công, độ võng xà gồ trong các công trình sau thi công và khả năng chống chịu bào mòn, han gỉ.

Ứng dụng của xà gồ thép

Nhờ những ưu điểm vượt trội và giá thành rẻ mà xà gồ thép hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình xây dựng công nghiệp, trong đó phổ biến nhất là nhà thép tiền chế, ngoài ra còn có:
  • Xây dựng các nhà kho công nghiệp, xưởng công nghiệp, văn phòng công trường.
  • Xây dựng công trình công cộng như: Nhà trường, công viên, bệnh viện, chợ, nhà thi đấu, nông trại,…
  • Xây dựng các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng như: mái nhà, khung nhà tiền chế, làm đòn tay thép cho gác đúc, thùng xe…

Các loại xà gồ thép

Tùy theo mục đích sử dụng của các công trình mà xà gồ được thiết kế theo kiểu dàng và vật liệu khác nhau. Dưới đây là thông tin chi tiết cho bạn.
Xét theo kiểu dáng, có 3 loại xà gồ được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tường loại ở dưới nhé.

  • Xà gồ C 
  • Xà Gồ Z
  • Xà gồ U
  • Xà gồ thép hộp

Xà gồ thép C là gì?

  • Xà gồ thép C là những thanh thép chữ C nằm ngang được sử dụng để chịu tải trọng từ sàn mái hoặc vỏ bọc. Bề mặt phẳng của thanh xà gồ này ở một bên đã làm cho nó trở thành vật liệu được ưa chuộng để ốp do dễ dàng lắp đặt trên kết cấu bê tông hoặc thép. Loại này có trọng lượng nhẹ và hoàn hảo để thi công các nhịp đơn giản.
  • Sản phẩm thường dùng cho những nhà xưởng có bước cột < 6m.

Quy cách thường gặp:

  • C200x50x20x1.8: Xà gồ C có chiều cao 200mm, chiều rộng cánh 50mm, râu dài 20mm và chiều dày 1.8mm
  • C150x50x20x1.5: Xà gồ C có chiều cao 150mm, chiều rộng cánh 50mm, râu dài 20mm và chiều dày 1.5mm

Xà gồ thép Z là gì?

  • Hình dạng xà gồ Z cho phép xà gồ chồng lên nhau tại các khớp nối. Điều này mang lại cho xà gồ thép Z có khả năng chịu lực lớn hơn xà gồ C. Chúng chủ yếu được sử dụng trong các bức tường hoặc cho các dự án lợp mái lớn.
  • Sản phẩm dùng cho bước cột lớn hơn do có thể nối chồng tăng khả năng chịu lực và giảm độ võng của xà gồ.

Quy cách thường gặp:

  • Z200x72x78x2.0: Xà gồ Z có chiều cao 200mm, hai cánh rộng lần lượt là 72mm và 78mm, chiều dày 2.0mm
  • Z200x62x68x1.8: Xà gồ Z có chiều cao 200mm, hai cánh rộng lần lượt là 62mm và 68mm, chiều dày 1.8mm

Xà gồ chữ U

  • Xà gồ chữ U được thiết kế để có hình dáng giống chữ U. Ưu điểm của xà gồ chữ U là nhẹ và bền và dễ dàng đục lỗ gia công theo quy cách khác nhau của công trình. Xà gồ chữ U được ứng dụng nhiều nhất trong các công trình cần phải lợp mái tôn, mái kết cấu thép.

Xà gồ thép hộp là gì?

  • Xà gồ thép hộp cũng là một loại phổ biến hiện nay. Sàn và hiên có mái che thường sử dụng loại này. Vì thanh rỗng nên các đầu mũ được hàn vào 2 đầu của xà gồ để giữ hơi ẩm bên trong và chống ăn mòn kim loại. 
  • Hình dạng hình chữ nhật mang lại cho mái nhà chất lượng thẩm mỹ tương tự như mái nhà được hỗ trợ bởi các xà gồ gỗ.

Quy trình sản xuất xà gồ thép

Xà gồ thép chất lượng cao được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao và khép kín. Quy trình sản xuất gồm các bước như sau:
  • Bước 1: Kiểm tra các thông số và chi tiết trên bản vẽ kỹ thuật xà gồ thép.
  • Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu đạt chuẩn.
  • Bước 3: Đưa thép vào cuộn.
  • Bước 4: Tiến hành kiểm tra và điều chỉnh gale, cối đục lỗ.
  • Bước 5: Cài đặt các thông số kỹ thuật trên bản vẽ vào máy sản xuất.
  • Bước 6: Test sản phẩm thu được.
  • Bước 7: Sản xuất đồng bộ theo đơn hàng.
  • Bước 8: Kiểm tra lại chất lượng thành phẩm.
  • Bước 9: Đóng gói và dán tem chứng nhận.
  • Bước 10: Giao hàng đến đơn vị đặt mua

Xà gồ và vì kèo có gì khác nhau?.

Cấu tạo mái cơ bản

  • Vì kèo cũng là thành phần cơ bản của bất kỳ kết cấu mái nào. Cùng với xà gồ, chúng là bộ phận truyền tải trọng của mái. Chúng truyền tải trọng tác động lên hệ giàn mái nằm bên dưới chúng, cuối cùng truyền tải trọng xuống cột rồi cuối cùng truyền xuống móng…
  • Vì vậy, về cơ bản, chúng giống như hai cách gia cố của mái nhà. Xà gồ là loại song song với đường sườn hay có thể nói chúng chạy dọc theo nhịp của mái trong khi vì kèo vuông góc với đường sườn của giàn mái.
  • Để dễ phân biệt nhất, các vì kèo được định hướng thẳng đứng theo độ dốc của mái. Xà gồ được định hướng theo chiều ngang, hỗ trợ cho các vật liệu lợp mái. Xà gồ có thể nằm trên hoặc dưới vì kèo phụ thuộc vào thiết kế, cấu trúc chịu lực và vật liệu lợp mái.

Tính toán khoảng cách xà gồ mái tôn?

Xà gồ mái có tác dụng đỡ hệ mái tôn phía trên, vì thế khoảng cách giữa chúng cần đảm bảo 2 điều kiện:
  • Mái tôn là ổn định và cứng cáp trong cả trường hợp có người đi lại trên mái
  • Hệ thống phải đảm bảo khả năng chịu lực và độ võng cho phép theo tiêu chuẩn 
Tùy vào tải trọng và quy cách của mái tôn, tải trọng trần treo và nhịp của xà gồ, kỹ sư sẽ tính toán và chọn khoảng cách giữa các thanh xà gồ sao cho tiết kiệm mà vẫn đảm bảo. Thông thường khoảng cách xà gồ sẽ từ 1.0-1.4m

Quy trình lắp xà gồ mái

Thông thường có 4 bước để lắp đặt xà gồ:
  • Bước 1: Đo thước dây từ đầu đến cuối dọc theo các vì kèo của mái nhà để xác định số lượng xà gồ sẽ cần để lắp đặt. Đo chiều rộng và chiều cao của mái nhà và ghi lại các số đo.
  • Bước 2: Chấm một đường phấn theo chiều ngang qua mái từ trên xuống dưới. Đặt thanh đầu tiên ở phần mái xuống theo đường phấn bắt đầu ở hai góc. Chốt xà gồ bằng đinh vào từng vì kèo dọc. Nhét hai chiếc đinh cách đều nhau vào vì kèo.
  • Bước 3: Đặt xà gồ thứ hai theo chiều ngang ngay cạnh xà gồ thứ nhất và lắp theo cách tương tự. Tiếp tục xuống hàng cho đến khi hết hàng đầu tiên.
  • Bước 4: Di chuyển hai chân xuống mái và kẻ một đường phấn ngang. Lắp hàng xà gồ thứ hai giống như hàng đầu tiên, cắt đoạn cuối cho vừa. Chấm đường phấn thứ ba xuống hai chân nữa và tiếp tục đi xuống phần mái cho đến khi nó được phủ hết xà gồ. Kiểm tra lại để chắc chắn rằng tất cả đã có đinh cố định và tất cả các thanh xà gồ đã được gắn chặt vào xà nhà.

Cần lưu tâm điều gì khi thi công xà gồ?.

  • khi bạn thiết kế xà gồ cho mái nhà sẽ phải chú ý đến chiều dài của tấm lợp mái. Ngoài ra, bạn còn phải căn cứ vào trọng lượng của tấm lợp để tính toán số lượng xà gồ cần sử dụng.
  • Trường hợp tấm lợp có trọng lượng nặng thì quá trình thi công làm mái sẽ tiêu tốn nhiều xà gồ hơn. Từ đó khiến cho phần kèo của mái nhà khi xây xong cũng nặng hơn so với dự tính. Ngược lại, nếu gia chủ sử dụng tấm lợp mái loại nhẹ thì xà gồ lắp đặt sẽ ít và mái cũng không phải chịu lực quá lớn.
  • Khoảng cách giữa xà gồ của mái với tường lý tưởng nhất là từ 4 đến 6 feet khi xây dựng. Lý do là bởi tấm lợp mái nhà sẽ được dùng để làm màn chắn cho gió lốc, mưa bão hoặc động đất. Phần thanh treo ngược có vai trò truyền trọng lực từ xà gồ sang bộ phận hỗ trợ để giảm áp lực cho mái.