Nên chọn xà gồ C hay xà gồ Z

Nên chọn xà gồ c hay xà gồ z là câu hỏi được chúng tôi nhận được khá nhiều trong thời gian vừa qua. Đối với kỹ sư thì chuyện này khá đơn giản vì đó là nghề của họ, tuy nhiên đối với nhiều khách hàng thì nên chọn loại nào để công trình được đảm bảo vừa tiết kiệm là điều không hề dễ dang. Bài viết dưới đây sẽ so sánh về trạng thái chịu lực và giá cả của xà gồ chữ C và xà gồ chữ Z. Qua đó giúp bạn Tránh việc lựa chọn sai vừa không đảm bảo được độ bền vừa gây hao tốn vật liệu.

So sánh ưu điểm của xà gồ C và xà gồ Z

Ưu điểm xà gồ C

  • Xà Gồ C được sản xuất và đột lỗ theo thiết kế công trình, lắp dựng một cách chính xác. Sử dụng thép cường độ cao, giảm nhẹ trọng lượng mái & vách mà vẫn đảm bảo khả năng chịu tải trọng lớn, giảm bớt chi phí xây dựng nền móng cho công trình.
  • Sản phẩm Xà Gồ C có nhiều kích cỡ khác nhau, được sản xuất từ nguyên liệu thép cán nóng, cán nguội hoặc thép đã qua mạ kẽm nhúng nóng. Xà Gồ được sản xuất với chiều dài cùng kích thước và vị trí các lỗ đột theo yêu cầu thiết kế của khách hàng.
  • Thép mạ kẽm bảo vệ sự ăn mòn và gỉ sét không cần phải sơn chống gỉ, giảm bớt chi phí bảo trì mang lại vẻ đẹp bền vững cho công trình.

Ưu điểm xà gồ Z

  • Xà Gồ Z được sản xuất và đột lỗ theo thiết kế công trình, lắp dựng một cách chính xác. Sử dụng thép cường độ cao, giảm nhẹ trọng lượng mái & vách mà vẫn đảm bảo khả năng chịu tải trọng lớn, giảm bớt chi phí xây dựng nền móng cho công trình.
-Sản phẩm Xà Gồ Z có nhiều kích cở khác nhau, được sản xuất từ nguyên liệu thép cán nóng, cán nguội hoặc thép đã qua mạ kẽm nhúng nóng. Xà Gồ được sản xuất với chiều dài cùng kích thước và vị trí các lỗ đột theo yêu cầu thiết kế của khách hàng.
 – Thép mạ kẽm bảo vệ sự ăn mòn và gỉ sét không cần phải sơn chống gỉ, giảm bớt chi phí bảo trì mang lại vẻ đẹp bền vững cho công trình.

So sánh khả năng chịu lực của xà gồ C và xà gồ Z.

  • Theo tiêu chuẩn Eurocode 3 sự làm việc của xà gồ thành mỏng có thể phân tích như sau: Tải trọng thẳng đứng trong mặt phẳng chính tác dụng lên xà gồ làm xuất hiện mômen uốn trong mặt phẳng chính; khi tải trọng này không đi qua tâm xoắn thì trong thanh sẽ xuất hiện thêm mômen xoắn. Ngoài ra, dưới tác dụng của mômen uốn trong mặt phẳng chính, trong tiết diện còn có các ứng suất do uốn ngang, hợp lực của các ứng suất này là lực uốn lệch tâm, do đó xuất hiện thêm mômen uốn ngoài mặt phẳng. Mômen này được tách thành hai lực tác dụng tại cánh trên và cánh dưới, tuy nhiên do cánh trên bị giữ, nên lực ở cảnh dưới sẽ vừa gây xoắn vừa gây uốn ngang cho thanh.
  • Khi xà gồ chịu lực được liên kết với mái tôn, thì mái tôn làm cản trở chuyển vị xoay và chuyển vị ngang của cánh trên. Khi đó biến dạng của xà gồ sẽ gồm hai phần: phần gây ra do xoắn cộng uốn ngang và phần do uốn trong mặt phẳng chính. Để tính toán ta mô hình hóa thanh xà gồ được liên kết chống xoay với độ cứng đàn hồi Cp và một liên kết cản trở chuyển vị ngang của cảnh liên kết với tôn mái. Khi đó ứng suất trong cánh tự do (cánh dưới) của thanh xà gồ sẽ được tính toán xét tới ảnh hưởng của mômen uốn trong mặt phẳng, mômen xoắn và uốn ngang. 

Sơ đồ tính

  • Với tải trọng hướng xuống thì sơ đồ tính của xà gồ là dầm đơn giản chịu tải trọng phân bố đều đc như hình 3a, trường hợp đặc biệt nếu hai xà gồ được xếp chồng tại chỗ nổi một đoạn thì sơ đồ tính của xà gồ chữ Zsẽ là dầm liên tục chịu tải phân bố đều (trường hợp thường gặp trong thực tế). 
  • Với tải trọng hướng lên thì sơ đồ tính của xà gồ như hình 3b, ở trường hợp này mô hình thanh xà gồ với các gối đỡ là các giằng ngang và các liên kết chống xoay có độ cứng đàn hồi xoay là C, tại cánh bắt mái tôn (Hình 3c). Giá trị C, có thể được thay bằng liên kết đàn hồi theo phương ngang có độ cứng K đặt ở cánh tự do (Hình 3d).
Sơ đồ tính khi tải trọng hướng lên trên
Hình 3: Sơ đồ tính khi tải trọng hướng lên trên
  • Khi tính toán với sơ đồ như trên, lực q r đã kể ảnh hưởng của mômen xoắn và lực ngang do tiết diện bị vặn. Với sơ đồ tính này, thay vì phải tính mômen xoắn và xác định các đặc trưng xoắn của thanh thành mỏng khá phức tạp, ta chỉ cần tính toán như tiết diện bình thường chịu tác dụng của lực ngang q.Ed , tiết diện chịu lực ngang này bao gồm toàn bộ cánh tự do chịu nén và 1/5 chiều cao bản bụng với tiết diện chữ C và chữ Z.

Xác định nội lực xà gồ C và xà gồ Z

Độ võng giới hạn của xà gồ

Hình 7: Độ võng giới hạn của xà gồ
Hình 7: Độ võng giới hạn của xà gồ

So sánh xà gồ Z và C về giá

  • Giá xà gồ C thường thấp hơn so với xà gồ Z. Bởi xà gồ z thường có quy cách cao hơn so với xà gồ C, mặt khác chi phí sản xuất xà gồ Z cao hơn xà gồ C.

Lời khuyên nên chọn xà gồ C hay xà gồ Z.

Để lựa chọn được loại xà gồ phù hợp đầu tiên bạn nên biết được đặc điểm của công trình hiện tại của bạn như thế nào. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của các kỹ sư trước. Nhưng thông thường

  • Nên chọn xà gồ thép C thường dùng cho những nhà xưởng có bước cột < 6m. Quy cách xà gồ C thường gặp: C200x50x20x1,8 C150x50x20x1,5…
  • Nên chọn xà gồ thép Z cho các công trình có bước cột lớn hơn do có thể nối chồng tăng khả năng chịu lực và giảm độ võng của xà gồ. Quy cách xà gồ Z thường gặp: Z200x72x78x2…
  • Trong cấu tạo nhà thép tiền chế, để hệ xà gồ cứng và ổn định, người ta thường giằng các cây xà gồ với nhau bởi các thanh thép tròn hoặc thép V gọi là giằng xà gồ.
Công ty cổ phần VMSTEEL
  • Hotline: 0975.725.709
  • Website: www.vietmysteel.com
  • Email: cskh.vietmysteel@gmail.com
  • Factory 1: Số 612, Nguyễn Thị My, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM.
  • Factory 2: Đường Thuận Giao 25, Phường Thuận Giao, Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.
  • Factory 3: Đường DT 824, ấp Đức Hòa Đông, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An.