Tiêu chuẩn đổ bê tông sàn đúng kỹ thuật 2023

Quy trình đổ bê tông sàn cho công trình nhà công nghiệp, nhà xưởng, kho chứa đòi hỏi cao về kỹ thuật và chuyên môn của đội thi công và kỹ sư giám sát. Công tác đổ bê tông sàn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên chất lượng cho cả công trình nhà xưởng.

Xem thêm: Báo giá thi công đổ bê tông 2023

Xây dựng nhà xưởng tiền chế trọn gói Vietmysteel

Tổng quan về quá trình đổ bê tông sàn nhà xưởng công nghiệp.

Trong xây dựng nhà xưởng thì kiến trúc móng và kết cấu sàn chính là những phần quan trọng buộc phải được tính toán bởi các chuyên gia xây dựng để đảm bảo khả năng chịu tải của xưởng. Đặc biệt là các xưởng cơ khí, xưởng có nhiều máy móc công nghiệp nặng, nhiều nhân công và xe tải thường xuyên ra vào. Lựa chọn độ dày sàn phù hợp và áp dụng quy trình đổ bê tông sàn theo quy chuẩn sẽ giúp các vấn đề chất lượng được đảm bảo.

Quy trình đổ bê tông sàn nhà xưởng

Đảm bảo lắp ghép cốp pha đúng yêu cầu kĩ thuật: chân cốp pha đảm bảo lắp ghép đúng vị trí, cốp pha đảm bảo chắc chắn, kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn, độ kín để đảm bảo trong quá trình đổ bê tông không bị mất nước.

Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông sàn

  • Kiểm tra cốt thép, dàn giáo, sàn thao tác.
  • Sử dụng các ván gỗ để làm sàn công tác.
  • Cốp pha cột: chân cốp pha phải đặt đúng vị trí, chắc chắn đảm bảo trong quá trình đổ bê tông không bị xô lệch, sử dụng neo, cây chống để không bị nghiêng.
  • Cốp pha dầm: thành cốp pha phải thẳng, không được cong vênh, kiểm tra độ cao của đáy dầm.
  • Cốp pha sàn: kiểm tra độ võng, cao độ của đáy sàn tại nhiều vị trí khác nhau.
  • Chuẩn bị, tính toán nguồn nhân lực, máy móc chuẩn bị cho quá trình thi công
  • Tính toán thời gian đổ bê tông
    Chuẩn bị mặt bằng thi công đổ bê tông
  • Đảm bảo về mặt an toàn trong quá trình thi công
  • Làm sạch cốp pha, cốt thép trước khi thi công.

Các bước thi công đổ bê tông sàn

#Bước 1 : Lấy cốt sàn: Được thực hiện đúng theo phương pháp đo mực nước chuẩn.
Cốt sàn thấp nhất là bằng 0.
Xử lý nền đất sao cho bằng phẳng, chắc chắn. Đảm bảo độ chịu lực, chịu tải trọng cho nền nhà.
  • #Bước 2 : Chống thấm
Đây là công việc bắt buộc và vô cùng quan trọng. Có ảnh hưởng đến chất lượng công trình về lâu dài.
 Quy trình chống thấm giúp chống chịu hơi ẩm từ dưới lên. Hỗ trợ quá trình thủy hóa, giảm mất nước, giảm chi phí bảo dưỡng nền nhà xưởng.
  • #Bước 3 : Xử lý bề mặt sàn
 Bề mặt sàn nhà xưởng cần phải được xử lý sạch sẽ nhằm đảm bảo quá trình đổ sàn bê tông diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
#Bước 4 : Đổ bê tông sàn
 Sử dụng Mac bê tôn 250 trở lên.
 Thiết kế các khe dãn nở trên sàn.
 Tiến hành đổ bê tông và cán phẳng. Đợi 3h để lớp bê tông bắt đầu tách nước trên bề mặt và đợi đến khi có thể đi lại được.
 Sử dụng máy xoa nền xoa toàn bộ nền nhà xưởng để tạo độ phẳng cho sàn. Công đoạn này rất quan trọng cho việc sơn nền nhà xưởng bằng Epoxy sau này.
#Bước 5 : Bảo dưỡng sàn nhà xưởng
 Sàn nhà xưởng sau khi đổ bê tông cần được giữ ẩm trong 7 ngày tiếp theo bằng cách tưới nước liên tục. Bảo dưỡng trong vòng 28 ngày kể từ ngày đổ.

Lưu ý 5Đ trong quy trình thi công đổ bê tông sàn.

Quá trình đổ sàn bê tông nhà xưởng cần phải đảm bảo yếu tố sau: Đủ Mac; Đủ khô; Đủ phẳng; Đủ mịn; Đủ xốp.
Trên đây là một số thông tin mà bất cứ khách hàng nào cũng nên biết về quy trình đổ bê tông dầm sàn. Hy vọng rằng với những kinh nghiệm xây nhà quý báu này, quý khách hàng sẽ có được sự lựa chọn chính xác nhất cho công trình của mình với chất lượng hàng đầu và giá cả phải chăng. Chúc các bạn thi công hoàn hảo cho công trình của mình nhé!