Kết cấu thép sàn 2 lớp

Bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về Kết cấu thép sàn 2 lớp. Đối với bất kể một công trình xây dựng nào thì bộ phận sàn luôn là bộ phận rất quan trọng. Bởi vì bản thân sàn chính là kết cấu chịu lực, trực tiếp tải trọng cả công trình. Do đó, để có được phần sàn chất lượng, độ bền tối đa, sức chịu tải cao thì khâu thiết kế và chọn nguyên vật liệu cần phải được chú trọng hàng đầu. Kết cấu thép sàn hai lớp là một lựa chọn hoàn hảo để đảm bảo vấn đề này.

Kết cấu thép sàn 2 lớp

Kết cấu thép sàn 2 lớp. Cách bố trí thép sàn 2 lớp đúng kỹ thuật

Kết cấu thép sàn 2 lớp là gì.

kết cấu thép sàn 2 lớp là lớp kết cấu có khả năng chịu lực tải trọng trực tiếp kết hợp dầm và cột làm phần đỡ cho thép sàn. Chính dầm sẽ truyền tải trọng đến cột đồng thời cột cũng truyền tải trọng nhận được xuống phần móng công trình.
Cấu tạo thép sàn 2 lớp
Cấu tạo thép sàn 2 lớp

Cấu tạo thép sàn 2 lớp

  • Thông thường, tùy vào nền đất và tải trọng công trình mà các chủ đầu tư sẽ chọn cấu tạo thép sàn là một lớp hay hai lớp. Chẳng hạn nếu chỉ xây một công trình nhà cấp 4 đơn giản thì dùng kết cấu thép sàn hai lớp vẫn có thể chấp nhận được. Còn đối với các công trình cao hơn, tải trọng lớn hơn thì cần sử dụng kết cấu thép sàn 2 lớp. Cấu tạo của thép sàn 2 lớp gồm 2 lớp thép trên dưới chắc chắn. Trong đó, lớp dưới có tác dụng chịu mô men âm và lớp thép trên chịu mô men dương.
  • Thép lớp hai sàn sở hữu nhiều điểm ưu việt mà bê tông cốt thép không có. Đó là khả năng chịu lực lớn với độ tin cậy cao. Hơn nữa, trọng lượng nhẹ và vượt nhịp lớn. Kết cấu thép sàn có tính cơ động lớn trong vận chuyển và lắp dựng. Các công trình có tính công nghiệp hóa cao thì rất phù hợp bởi thời gian thi công nhanh.
Vai trò của thép sàn hai lớp

Vai trò của thép sàn hai lớp

  • Kết cấu thép sàn hai lớp luôn có vai trò vô cùng quan trọng đối với chất lượng các công trình. Nó quyết định đến khả năng chịu lực trực tiếp của công trình, do đó mà ảnh hưởng chính đến tính ổn định chung của cả công trình.
  • Thép sàn hai lớp đảm bảo tránh các hiện tượng nứt, gãy, sập gây huy hiểm cho người sử dụng công trình. Kết cấu thép chắc chắn còn có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt.
  • Kết cấu thép sàn 2 lớp tăng độ bền cho sàn nhà, chịu được nhiệt độ cao, chống cháy tốt. So với cấu kiện bê tông hoàn toàn thì kết cấu thép hai lớp giúp sàn có khả năng chống thấm rất tốt.
  • Với hai lớp, kết cấu thép sàn có khả năng tạo hình kiến trúc, đáp ứng được những công trình có ý tưởng sáng tạo mới lạ, độc đáo.
  • Để đảm bảo thực hiện được những vai trò kể trên, cần chọn được kết cấu thép sàn hai lớp chất lượng. Hơn thế nữa, cần bố trí hợp lý và đúng bản vẽ để đảm bảo chất lượng công trình như mong muốn.
cách bố trí Kết cấu thép sàn 2 lớp

Cách bố trí thép sàn 2 lớp đúng tiêu chuẩn

Nguyên tắc bố trí thép sàn 2 lớp

Đối với lớp thép phía dưới – thép chịu lực sẽ được bố trí dọc theo phương cạnh ngắn, thép phân đố được sắp xếp vuông góc với thép chịu lực theo phương cạnh dài.
Sau khi buộc xong phần thép dưới thực hiện kê con kê và setup một lớp bê tông bảo vệ sàn, giữa 2 lớp sàn sẽ được phân cách nhau bằng “chân chó” giúp đảm bảo chiều cao làm việc của sàn trùng với chiều cao dự tính.
Thép trên, thép mũ chịu mô men âm cắt tại 1/4L (cạnh ngắn công trình), đặt vuông góc và nằm dưới thép mũ.
  • Lưu ý cách bố trí thép sàn 2 lớp này ứng dụng cho những công trình nhỏ lẻ nên việc cắt thép trong quá trình thi công sẽ khó khăn hơn. Đối với những công trình khác có thể bố trí chạy song song, dễ thi công và kiểm soát khối lượng.
Để không phát sinh ra lỗi trong quá trình thi công và sử dụng, các bạn có thể bố trí thép sàn 2 lớp tuần tự theo các bước sau đây:
  • Bước 1 – Yêu cầu bản vẽ đúng tiêu chuẩn: Bản vẽ đúng tiêu chuẩn phải đến từ những đơn vị uy tín, nhiều năm kinh nghiệm làm nghề. Đặc biệt quan tâm những nội dung sau: Diện tích, số lớp thép, độ dày và mật độ…
  • Bước 2 – Lựa chọn loại thép chất lượng: Nếu có điều kiện hãy sử dụng những loại thép tốt nhất, ngược lại bạn có thể tìm hiểu những loại thép thông dụng đạt chuẩn trên thị trường để chất lượng công trình được đảm bảo, chất lượng công trình bền mãi theo thời gian. Bởi nếu kết cấu thép không tốt ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ ngôi nhà.
  • Bước 3 – Đưa ra phương án bố trí kết cấu phù hợp: Có 2 kiểu bố trí thép sàn 2 lớp thường thấy đó là kiểu 1 phương và 2 phương. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm hãy nhờ những chuyên gia trong ngành để tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng.
  • Bước 4 – Tiến hành bố trí thép sàn 2 lớp đi kèm với đó là kiểm soát chất lượng: Thi công tuân thủ bản vẽ đi kèm với sự giám sát, chỉ đạo từ khâu chuẩn bị vật liệu đến thi công để công trình đạt chất lượng tốt nhất. Quá trình vận hành diễn ra liên tục và xuyên suốt. Sau khi toàn tất cần nghiệm thu lại 1 lần nữa trước khi bàn giao để tìm thiếu xót, trục trặc chọn hướng khắc phục sớm nhất có thể để không ảnh hưởng tiến độ công trình.

Cách đan thép sàn 2 lớp

  • Cách rải thép sàn 2 lớp: Đan thép sàn là một việc làm khá quan trọng, người thực hiện cần nắm được những thông tin này để tránh gặp phải sự cố không mong muốn. Sử dụng cục kê có tác dụng hỗ trợ cố định thép đặt đúng vị trí, khi đổ bê tông sẽ đảm bảo chiều dày lớp bê tông, tránh tình trạng thép bị vô lệch ép vào nhau. Kích thước cục kê sẽ nằm trong khoảng 15mm đến 25mm tùy kích thước công trình. Có thể dùng đá với kích thước 10x20mm để tiết kiệm chi phí.
  • Số lượng cụ kê được tính theo phương pháp:
  • Sàn/dầm là 4 – 5 cục/m2.
  • Cột/đà sẽ là 5 – 6 cục/m2.
Ngoài ra có thể sử dụng sắt mũ kê hay còn gọi là sắt chân chó có tác dụng tạo nên lớp bảo vệ sắt mũ chụp theo đúng như thiết kế, tạo khoảng hở giữ 2 lớp thép. Việc không sử dụng sắt mũi kê sẽ dẫn đến tình trạng sàn bị lệch so với thiết kế ban đầu, gây ra các hiện tượng lún, nứt, võng sàn.

Thép sàn 2 lớp đặt song song hay so le

Trên lý thuyết có tớ 3 cách đặt thép sàn 2 lớp đó là: đặt theo thiết kế, đặt song song, đặt so le.

  • Đặt song song sẽ rơi vào trường hợp khoảng cách giữa các thanh thép là hoàn toàn bằng nhau ở cả lớp trên và lớp dưới. Cách này được xem là chắc chắn nhất tuy nhiên khó thi công hơn.
  • Đối với trường hợp đặt so le sẽ dễ thi công hơn rất nhiều tuy nhiên kết cấu sẽ không khỏe bằng cách song song, cần tăng kích thước và chất lượng thép lên 1 bậc nếu sử dụng cách này. Nếu như kỹ sư đã tính toán chi tiết cho thiết kế bản vẽ thì không cần phải đắn đo về vấn đề này, thép sàn sẽ được đặt đúng theo thiết kế.

Trên thực tế thép sàn 2 lớp được ứng dụng nhiều trong nhiều công trình xây dựng bởi sự chắc chắn, tính an toàn đặc biệt đối với những công trình quy mô lớn. Việc sử loại kết cấu sàn nào phụ thuộc vào từng trường hợp khác nhau, kỹ sư sẽ là người tính toán và đưa ra giải pháp thiết kế, thi công hợp lý và tiết kiệm nhất.

Khi nào nên chọn bố trí thép sàn 2 lớp?.

  • Thông thường, tùy vào nền đất và tải trọng công trình mà các chủ đầu tư sẽ chọn cấu tạo thép sàn là một lớp hay hai lớp. Chẳng hạn nếu chỉ xây một công trình nhà cấp 4 đơn giản thì chọn bố trí thép sàn 1 lớp vẫn có thể chấp nhận được.
  • Còn đối với các công trình cao hơn, tải trọng lớn hơn thì cần bố trí thép sàn 2 lớp.
  • Sàn 2 lớp thép sở hữu nhiều điểm ưu việt mà bê tông cốt thép không có. Đó là khả năng chịu lực lớn với độ tin cậy cao.
  • Hơn nữa, trọng lượng nhẹ và vượt nhịp lớn. Kết cấu thép sàn có tính cơ động lớn trong vận chuyển và lắp dựng. Các công trình có tính công nghiệp hóa cao thì rất phù hợp bởi thời gian thi công nhanh.

Hi vọng bài tổng hợp về kết cấu thép sàn 2 lớp của Vietmysteel đã cho bạn thêm một số kiến thức hữu ích về lĩnh vực này. Mọi ý kiến đóng góp hoặc hỗ trợ tư vấn kỹ thuật vui lòng liên hệ ngay cho đội ngũ kỹ sư của VMSTEEL để được hỗ trợ nhanh nhất.