Biện pháp thi công bulong neo

Biện pháp thi công bulong neo. Hướng dẫn cách định vị bulong neo chính xác nhất và một số lưu ý quan trọng khi thi công bulong neo cho nhà thép tiền chế. Hãy cùng Vietmysteel.com tham khảo qua bài viết dưới đây.

Biện pháp thi công bulong neo

Vai trò của bulong neo trong xây dựng nhà thép

Bu lông neo đã đóng một vai trò quan trọng trong xây dựng một cách rõ ràng. Đặc biệt là đối với việc xây dựng hệ thống nhà xưởng công nghiệp. Nhưng để lựa chọn được bu lông neo có tiêu chuẩn phù hợp và đảm bảo khả năng chịu lực thì cần có phương pháp tính toán thật chính xác.
Dựa trên xây dựng các mô hình chịu lực tính kết cấu các kỹ sư sẽ đưa ra các thông số thiết kế bu lông neo phù hợp. 
  • Vị trí chân cột là vị trí chịu lực cắt lớn trong kết cấu cột của tòa nhà hay nhà xưởng. Bu lông neo chân cột giúp cố định cột vào dầm móng và chống.
  • Đồng thời giúp cho việc truyền tải lực từ cột sang hệ thống móng. Nó cũng chịu tải trọng và các lực tác động lớn nên cần tính toán để đưa ra thiết kế phù hợp và an toàn. 
  • Việc lắp đặt bu lông neo chính xác đảm bảo khoảng cách cột đúng với thiết kế sẽ giúp kết cấu hoạt động ổn định và an toàn. Chịu được các tải trọng trong quá trình sử dụng một cách tốt nhất.
Biện pháp thi công bulong neo

Mô hình tính bu lông neo trong sơ đồ chịu lực của kết cấu

Thiết kế tính toán bu lông neo chân cột là sau khi phân tích khả năng các lực tác động để lựa chọn ra chiều dài, tiết diện bu lông neo, loại vật liệu phù hợp. Nên trong quá trình tính toán của các kỹ sư việc mô hình hóa và khai báo chính xác giúp đưa ra kết quả phù hợp với kết cấu chịu lực.
Cách chọn liên kết chân cột thép khi tính toán thông qua phân tích của các kỹ sư kết cấu được lựa chọn như sau:
 
  • Đối với nhà công nghiệp 1 hay nhiều nhịp có ít tầng sẽ sử dụng dạng chân cột liên kết khớp.
  • Đối với nhà thấp tầng, khung giằng: sẽ sử dụng liên kết với chân cột khớp.
  • Đối với nhà nhiều tầng, nhiều nhịp: sử dụng chân cột liên kết ngàm.
  • Đối với nhà xe 1 cột, mái dạng dầm hẫng: sẽ sử dụng chân cột liên kết ngàm.
  • Đối với trụ đèn chiếu sáng, trụ cổng: sẽ sử dụng chân cột liên kết ngàm.

Việc mô hình hóa chính xác sẽ cho ra sơ đồ lực sát với thực tế chịu lực của kết cấu. Trên cơ sở phân tích lực các kỹ sư sẽ đưa ra lựa chọn kích thước và kiểu bu lông phù hợp nhất. 

Chú ý: Trong quá trình thiết kế nếu có sự nghi ngờ trong việc lựa chọn mô hình tính. Kỹ sư cần phân tích rõ sơ đồ nội lực của kết cấu. Tính ra các chuyển vị có thể nguy hiểm để đưa ra lựa chọn bu lông neo đảm bảo yếu tố kỹ thuật và an toàn cho công trình.

Biện pháp thi công bu lông neo chân cột

Sau khi tính toán và lựa chọn bu lông neo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật thì việc thi công lắp đặt cũng cần đảm bảo chính xác. Nhằm phát huy tối đa vai trò của bu lông neo chân cột.
  • Định vị chính xác vị trí bu lông neo. Xác định tim cột, khoảng cách giữa các bu lông neo.
  • Dùng sắt D8 hoặc D10 để cùm chân bu lông neo nhằm đảo bảo bu lông không bị dịch chuyển trong quá trình thi công bê tông chân móng. Có thể cùm chân bu lông neo vào sắt chủ của dầm móng hoặc sắt chủ chân cột.
  • Kiểm tra phần chôn trong bê tông và phần nhô lên ngoài bê tông cần đảm bảo chính xác. Đồng thời kiểm tra cao độ đỉnh hoàn thiện của bu lông neo. Thông thường phần nhô lên được thiết kế 100 mm.
  • Bảng mã được lắp đặt sao cho phần tiếp xúc với chân cột trên cùng mặt phẳng và đều nhau. Đảm bảo tính đồng bộ và khả năng truyền lực của cột lên hệ thống móng của nhà xưởng.
  • Cần bọc lại phần đầu ren tránh bị bê tông bám vào trong quá trình thi công đổ bê tông. Giúp cho khi lắp đặt cột sẽ dễ dàng thuận tiện hơn.
  • Trước khi tiến hành đổ bê tông cần nghiệm thu lại tọa độ bằng máy kinh vĩ. và kiểm tra lại độ ổn định của từng cụm bu lông.
  • Trong quá trình đổ bê tông cần giám sát kỹ từng vị trí chân cột.  Nếu có sự dịch chuyển bu lông hoặc cụm bu lông cần điều chỉnh lại cho đúng.
  • Việc định vị chính xác và sự ổn định trong quá trình thi công sẽ giúp cho việc lắp đặt cột sau này dễ dàng hơn. Kết cấu đảm bảo tính đồng bộ  và khả năng chịu lực được phát huy tối đa.

Cách định vị bulong neo chính xác và chắc chắn?

Đây là vấn đề được rất nhiều khách hàng quan tâm bởi nếu không được định vị chắc chắn, bu lông sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình và gây nguy hiểm trong quá trình thi công.
Để định vị bu lông neo được đúng cách, bạn tiến hành theo các bước sau đây:
  • Bước 1: Sử dụng dưỡng bu lông, thép tròn D8 hay D10 hoặc một số dụng cụ chuyên biệt khác để cố định tạm các bulong neo móng thành cụm bu lông rồi cố định cụm bu lông với thép chủ trong dầm, trong cột.
  • Bước 2: So sánh với bản vẽ thiết kế đã được lắp dựng, tiến hành kiểm tra, định vị tim, cốt trong mỗi cụm, các cụm bu lông lại với nhau để giữ cho bu lông cố định một cách chắc chắn, không bị xê dịch trong suốt quá trình đổ bê tông. Trong một số trường hợp có thể dùng thêm bản mã hay chấm hàn, máy kinh vỹ, máy thủy bình, máy toàn đạc điện tử để thực hiện.
  • Bước 3: Kiểm tra chiều dài nhô lên của bu lông móng chân cột so với cốt +/-0.00m được quy định trong bản vẽ thiết kế (trung bình rơi vào khoảng 100mm).
  • Bước 4: Đặt bu lông neo móng vuông góc với mặt phẳng chịu lực thiết kế lý thuyết (thường có thể là mặt móng hay mặt bản mã).
  • Bước 5: Cố định chắc chắn các cụm bu lông với thép chủ, ván khuôn, nền.
  • Bước 6: Dùng nilon bọc bảo vệ lớp ren của bu lông neo móng nhằm bảo quản ren không bị hỏng trong suốt quá trình đổ bê tông.
  • Bước 7: Lập bảng kiểm tra, nghiệm thu mặt bằng tim, cốt đối với bu lông đã được lắp dựng.

Những lưu ý khi lắp đặt bu lông neo móng

  • Yếu tố đầu tiên khi chọn bu lông neo đó là phải kiểm tra bu lông neo móng đã đạt yêu cầu theo thiết kế chưa? Đã đảm bảo độ an toàn theo thiết kế chưa? Khi khâu kiểm tra bu lông neo đã xong thì lắp bu lông neo theo thiết kế.
  • Sau khi đã cố định bu lông neo móng xong, bước tiếp theo là lắp cột thép vào bu lông neo móng, thời điểm này chính là lúc thường xảy ra sự cố ngoài mong muốn nhất. Giải thích cho sự cố này, đó là khi lắp cột thép xong, kết cấu cột xà chưa được liên kết vào nhau nên cực kỳ dễ mất ổn định khi gặp gió bão, hay lực tác dụng từ bên ngoài. Lúc này có thể xảy ra hiện tượng cột thép bị đổ, nhổ bu lông neo móng lên.
  • Nếu toàn bộ hệ thống khung thép đã hoàn chỉnh cột, kèo, xà liên kết vào nhau thì lúc này hệ thống khung đã rất chắc chắc, chỉ có thể có sự cố khi va chạm mạnh.
Chính vì vậy, sau khi đã ổn định bu lông neo móng, đến bước lắp cột thép cần chú ý một số yếu tố sau:
  • Lái cẩu phải luôn tỉnh táo và tập trung khi vận hành máy cẩu, lúc này một sai sót nhỏ có thể gây ra việc mất an toàn đến người xung quanh cũng như toàn bộ công trình.
  • Thời tiết không thuận lợi, có thể dừng thi công.
  • Khi lắp ghép, không dựa tất cả vào bu lông neo móng, mà phải chuẩn bị thêm giằng, kèo, cột luôn hỗ trợ khi lắp cột.
  • Sau khi đã lắp hoàn thiện khoang giằng cứng, cần kiểm tra và căn chỉnh độ chính xác của khung (cao độ, độ lệch cho phép, độ võng…). Từ đó triển khai lắp các khung tiếp theo nối tiếp vào khung giằng chính. Nếu có thể lắp đủ số lượng xà gồ là tốt nhất, nếu không thì lắp ít nhất 50% số lượng xà gồ của từng khoang, dần dần hoàn thiện đến toàn bộ khung.
Hy vọng bài viết trên giúp bạn có cơ sở trong việc tính toán bu lông neo cho chân cột một cách chính xác. Và những lưu ý khi thi công lắp đặt bu lông neo nhằm đảm bảo yếu tố kỹ thuật khi lắp đặt nhằm đảm bảo sự ổn định và an toàn của công trình. Bạn có thể liên hệ với cteg.vn để có sự tư vấn chính xác và phù hợp hơn.