Tấm bê tông siêu nhẹ

Tấm bê tông siêu nhẹ hiện đang là xu hướng xây dựng an toàn cho môi trường và người sử dụng. Sản phẩm hiện ứng dụng được cho nhiều hạng mục khác nhau như vách ngăn, tường, làm sàn chịu lực, chịu nước. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về cấu tạo, đặc điểm tính chất về loại vật liệu khá thân thiện với môi trường và đang được ưu chuộn trong thời gian gần đây.

Tấm bê tông siêu nhẹ

Tấm bê tông siêu nhẹ là gì?

Tấm bê tông siêu nhẹ là loại vật liệu bê tông đúc sẵn, chúng được làm từ xi măng, cát… trải qua quy trình sản xuất nghiêm ngặt cho ra sản phẩm chất lượng. Vật liệu này được đánh giá có khả năng chịu nước và chống cháy vượt trội.
  • Nhờ kích thước tấm bê tông siêu nhẹ đa dạng nên được ứng dụng cho nhiều công trình khác nhau. Như các hạng mục tường, vách ngăn, trần chịu ẩm giúp giảm tải trọng và thời gian thi công.
  • Đặc biệt so với những loại bê tông thông thưởng sản phẩm này trọng lượng chỉ bằng 1/5. Với kích thước tiêu chuẩn cùng trọng lượng nhẹ nên việc thi công rất nhanh chóng. Chỉ cần đặt tấm này lên hệ xương, định vị bằng vít tự khoan là được.

Tính chất đặc điểm của bê tông siêu nhẹ

  • Trọng lượng nhẹ: Bê tông nhẹ hon tầm ½ đến 1/3 so với gạch đất nung và chỉ bằng ¼ trọng lượng gạch bê tông thường. Nguyên nhân chính là do kết cấu tạo thành là bọt khí chiếm 80% toàn bộ viên gạch. Đây là đặc tính nổi trội giúp tiết kiệm được nguyên liệu làm khung hay móng cọc và thi công dễ dàng.
  • Cách nhiệt và tiết kiệm năng lượng: Nhờ vào cấu tạo phù hợp Gạch bê tông dẫn nhiệt thấp, mùa hè giảm được lượng nhiệt xuống 40%, đồng thời, tường xây bằng gạch nhẹ có thể chịu đựng trên mức 1200oC của những đám cháy thông thường.
  • Độ chính và bền vững cao: Gạch bê tông nhẹ được sản xuất theo quy chuẩn, giúp cho viêc xây dựng có đọ chính xác cao.  Chính vì vậy góp phần giảm chi phí và hoàn thành công trình nhanh chóng.
  • Không chỉnh chính xác bạch bê tông nhẹ được đánh giá có độ bền cao, nhờ vào thành phần hóa học và cấu trúc bên trong là khoáng tobermorite. Vì thế, gạch siêu nhẹ có độ bền vững theo thời gian cao nhất trong các loại vật liệu có dạng xốp.
  • Chống nhiều loại côn trùng: Trong công trình xây dựng không tránh khỏi việc côn trùng, mối, mọi, chuột và các loại sinh vật khác. Nhưng đối với bê tông nhẹ không bị tấn công bởi những loại sinh vật này trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.
  • Thân thiện môi trường: Gạch bê tông nhẹ được sản xuất theo quy trình than thiên với môi trường, đảm bảo về vấn đề môi trường sống.

Bê tông siêu nhẹ có những loại nào?.

Với đặc tính vượt trội, loại vật liệu này giúp việc thiết kế, thi công các công trình cao tầng, hoặc sửa các công trình cũ được thực hiện một cách đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng hơn rất nhiều.
  • Phân loại bê tông nhẹ được dựa theo 4 tiêu chí gồm: dạng chất kết dính; dạng cốt liệu và khối lượng thể tích. Sau đây là chi tiết các loại bê tông nhẹ được phân loại theo từng tiêu chí:

Dựa theo dạng chất kết dính có:

  • Bê tông xi măng
  • Bê tông silicat
  • Bê tông thạch cao
  • Bê tông polime
  • Bê tông dùng chất kết dính hỗn hợp
  • Bê tông dùng chất kết dính đặc biệt

Dựa theo dạng cốt liệu

  • Bê tông cốt liệu đặc
  • Bê tôngcốt liệu rỗng
  • Bê tông cốt liệu đặc biệt
 

Dựa theo khối lượng thể tích:

  • Bê tông đặc biệt nặng: pv > 2.500kg/m3
  • Bê tông nặng: pv = 2.200kg/m3 – 2.500kg/m3
  • Bê tông tương đối nặng: pv = 1.800kg/m3 – 2.200kg/m3
  • Bê tông nhẹ: pv = 500kg/m3 – 1.800kg/m3
  • Bê tông đặc biệt nhẹ: pv < 500kg/m3

Ưu nhược điểm của tấm bê tông siêu nhẹ

Ưu điểm của bê tông nhẹ

  • Thời giant hi công nhanh chóng.
  • Kỹ thuật thi công dễ dàng
  • Tải trọng bê tông gọn nhẹ
  • Giá thành hợp lý
  • Cách nhiệt tốt, độ xây dựng cao, thân thiện với môi trường

Nhược điểm của bê tông nhẹ

  • Cường độ nén thấp: do các bọt khí chiếm đa số trong khối bê tông nên bê tông nhẹ có cường độ thấp hơn bê tông thường, tuy nhiên ngày nay điều này không còn là vấn đề quan trọng do hầu hết nhà làm theo kết cấu khung chịu lực, tường chủ yếu mang tính năng bao che, hơn nữa ngày nay các sản phẩm bê tông nhẹ có thể gia cường khả năng chịu lực bằng cách đặt thêm lưới thép hoặc sợi fiber.
  • Sử dụng vữa xây chuyên dùng có gốc polymer: Bê tông nhẹ có phụ gia gốc polymer, do đó khi sử dụng không được dùng vữa xi măng Pooclăng thông thường để liên kết (dễ gây nứt do vữa không có gốc liên kết polymer) mà phải dùng vữa xi măng có chứa phụ gia polymer chuyên dụng để liên kết. Tuy nhiên điều này không còn quá quan trọng do lượng vữa sử dụng xây tô gạch bê tông nhẹ rất ít so với gạch xây thông thường (mạch hồ xây chỉ 2 – 3mm).

Ứng dụng của tấm bê tông nhẹ

Sự ra đời của những tấm bê tông nhẹ đúc sẵn đã đem đến rất nhiều tiện ích cho ngành xây dựng. Ở các nước tiên tiến trên thế giới, loại vật liệu này được ứng dụng rất rộng rãi. Tại Việt Nam, chỉ một vài năm trở lại đây, bê tông nhẹ mới thực sự được nhiều biết đến. Với những ưu điểm đã đề cập như chống cháy, cách nhiệt cách âm, chịu nước, độ bền lớn,… bê tông nhẹ được ứng dụng cho nhiều hạng mục như trần nhà, vách tường, sàn chịu nước,…

  • Làm trần nhà, lợp mái nhà chống nước: Một trong những ứng dụng phổ biến, được nhiều nhà thiết kế hướng đến đó là làm trần nhà, lợp mái kháng nước, cách nhiệt. Với sự đa dạng về mẫu mã, kích thước đến từ nhiều thương hiệu khác nhau, tấm bê tông nhẹ có thể thay thế cho các nguyên vật liệu làm mái nhà như: thạch cao, gỗ, tôn,…
  • Làm vách ngăn, trang trí nội thất/ ngoại thất: Được sản xuất đa kích thước kết hợp với đặc tính chắc chắn, cách âm, chịu nhiệt tốt, tấm bê tông nhẹ ốp tường là một lựa chọn lý tưởng cho việc làm vách ngăn hay trang trí nội thất/ ngoại thất. Tại các vị trí thường xuyên chịu tác dụng nhiệt, độ ẩm lớn hoặc tiếp xúc nhiều với nước, loại vật liệu này hầu như vẫn không bị hao mòn hay mất đi công dụng vốn có.
  • Một số hạng mục phổ biến được áp dụng như: vách ngăn nhà vệ sinh, phòng bếp, văn phòng hoặc trang trí ngoại thất,…
  • Thi công cho bề mặt công trình thường xuyên tiếp xúc với nước: Những tấm bê tông đúc sẵn có hai mặt được trang bị xi măng cốt sợi cứng thường sẽ có khả chống thấm rất tốt. Do đó, những công trình đòi hỏi độ chống ẩm lớn hoặc bề mặt chứa nước như nhà tắm, hồ bơi, bồn chứa nước,… thường sử dụng loại vật liệu này trong thi công.

Cách thi công bê tông nhẹ

Để quá trình thi công có sử dụng bê tông nhẹ được diễn ra thuận lợi, cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau:
  • Vật liệu thi công: gạch bê tông nhẹ loại phù hợp, vữa xây.
  • Dụng cụ thi công: bay xây chuyên dụng, búa cao su, thước thủy Nivo, xô trộn, dây chỉ, cưa tay,…
Bê tông nhẹ tuy là vật liệu dễ dàng thi công, lắp ghép, tuy nhiên quá trình này đòi hỏi phải tuân theo một kỹ thuật nhất định theo các bước sau:
  • Bước 1: khảo sát thực trạng công trình thi công, tính toán diện tích và đưa ra phương án phù hợp.
  • Bước 2: lên kế hoạch chi tiết cho quá trình thi công và lựa chọn loại vật liệu phù hợp.
  • Bước 3: vận chuyển tất cả các loại vật liệu cần thiết đến công trình.
  • Bước 4: thi công theo thứ tự: cố định dầm dự ứng lực, lắp đặt các viên gạch Block vào hệ dầm phía trên và cố định bằng một lớp lưới thép chuyên dụng.
  • Bước 5: đổ lên phía trên mặt sàn một lớp bê tông dày 40mm để hoàn thiện quá trình thi công, đợi lớp sàn này khô là có thể tiến hành sử dụng. 

Hi vọng bài viết về tấm bê tông siêu nhẹ đã cho bạn cái nhìn tổng quan hơn về loại vật liệu này. Mọi yêu cầu tư vấn báo giá thi công vui lòng liên hệ ngay cho đội ngũ kỹ sư của VMSTEEL để được hỗ trợ nhanh nhất cho công trình của bạn.