Mái nhà xưởng công nghiệp

Tổng quan về mái nhà xưởng công nghiệp.

Mái nhà xưởng là bộ phận cấu tạo bên trên cùng của nhà xưởng công nghiệp. Nhiệm vụ chính là bảo vệ nhà khỏi bị ảnh hưởng của mưa, nắng. Đồng thời mái cũng có tác dụng cách nhiệt, giữ nhiệt, chống thấm và tăng thêm độ ổn định của tường cũng như nhà. Mái nhà xưởng là một trong những hạng mục quan trọng trong cấu tạo của nhà xưởng công nghiệp nói chung. Tuy nhiên nhiều khách hàng chưa thực sự hiểu sâu về mái nhà xưởng. Hãy cùng Vietmysteel tìm hiểu tổng quan và chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
mái nhà xưởng công nghiệp
Cấu tạo của mái nhà xưởng công nghiệp

Phân loại mái nhà xưởng

Hình dáng của mái nhà chủ yếu quyết định bởi vật liệu làm mái, hình thức kết cấu, mặt bằng kiến trúc, kỹ thuật thi công và một số điều kiện khác.
Mái có ảnh hưởng rất lớn đến hình thức bên ngoài của nhà xưởng. Do đó việc lựa chọn hình thức mái không chỉ xuất phát từ yêu cầu mặt đứng của ngôi nhà, mà đồng thời phải nghiên cứu bảo đảm sự hợp lý về mặt kết cấu và kinh tế.
Dựa vào hình thức kết cấu, mái nhà xưởng được chia làm 2 loại :
  • Mái hệ thống kết cấu phẳng như vì kèo, dầm khung, cuốn,… làm kết cấu chịu lực chính, bên trên gác các kết cấu giá đỡ và tấm lợp.
  • Mái hệ thống kết cấu khung gian như vỏ móng, mái cupôn, vòm, vì kèo không gian, bản gấp nếp.
Do ảnh hưởng của hình thức kết cấu, hình thức của mái có thể là mái bằng, mái dốc, mái có hình cong phức tạp.
  • Độ dốc của mái
Để thoát nước mưa dễ dàng, mái cần phải có độ dốc nhất định. Độ dốc mái phụ thuộc vào vật liệu lợp và cấu tạo mái. Ngoài ra các điều kiện khí hậu, hình thức kết cấu và nghệ thuật tạo hình thẩm mỹ cũng có ảnh hưởng nhất định tới độ dốc của mái.
Nếu vật liệu chống thấm càng là tấm nhỏ, chỗ nối tiếp nhiều dễ không kín, độ dốc càng yêu cầu lớn như mái ngói thì độ dốc thường dùng là 1:2
– Nếu vật liệu chống thấm bằng các tấm lớn hơn như ngói fibrô xi măng thì độ dốc thường dùng là 1:3
– Nếu vật liệu chống thấm là mảng toàn khối, không có chỗ nối tiếp và khe hở, mái có thể làm gần như bằng. Như mái bê tông cốt thép toàn khối với độ dốc thường dùng khoảng 1:50.

Một số lưu ý trong cách tính về độ dốc và thi công mái tôn nhà xưởng

Không chỉ cần tính chính xác tiêu chuẩn độ dốc mái tôn nhà xưởng mà khi thi công các kỹ thuật viên, kỹ sư cần lưu ý thêm về các tiêu chuẩn sau để đảm bảo quá trình thi công được chính xác và hoàn thiện nhất:
  • Kiểm tra vật liệu lợp tôn xem loại tôn lợp cho công trình nhà xưởng đó là loại tôn 5 sóng, 7 sóng, 9 sóng, sóng cao hay sóng thấp. Việc kiểm tra này để đảm bảo việc thoát nước dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng.
  • Các công trình nhà xưởng có chiều cao dưới 2,4m thì cần đảm bảo phần mái thật chắc chắn trước khi thi công, cần thiết thì phải gia cố lại cho an toàn. Trái lại, với phần mái cao hơn 2,4m thì cần bố trí thêm ống thoát nước riêng.
    Nên tạo khe nhiệt ở lớp chống thấm làm bằng bê tông cốt thép nếu như mái có độ dốc dưới 8%.
Mái nhà xưởng công nghiệp

Cấu tạo mái tôn nhà xưởng

Kết cấu mái nhà công nghiệp bao gồm : kết cấu mang lực mái như dàn vì kèo, xà gồ, cửa mái; kết cấu bao che như panen, tấm mái; hệ giằng để bảo đảm độ cứng không gian cho hệ mái và các cấu kiện của nó.
Mái có 2 bộ phận chính là kết cấu mang lực và lớp lợp. Dưới mái thường thiết kế thêm trần treo tạo nên hầm mái.
  • Với nhà mái dốc, kết cấu mang lực của mái là vì kèo, xà gồ, cầu phong. Đối với nhà mái bằng, kết cấu mang lực mái thường là dầm hoặc các tấm panen đúc sẵn. Các cấu kiện này chủ yếu chịu tải trọng bản thân và tải trọng động trên mái.
  • Mái nhà xưởng cần có độ dốc để thoát nước nhanh. Khi độ dốc i < 5% ta có mái bằng, khi độ dốc i > 5% ta có mái dốc. Ngoài ra, mái còn có máng nước hoặc sênô để hứng nước mưa và dẫn đến các ống máng.

2 loại cấu tạo mái nhà xưởng.

Tùy theo điều kiện cụ thể của nhà xưởng mà kết cấu mái được cấu tạo phù hợp. Thông thường có hai cách cấu tạo hệ mái là : mái có xà gồ & mái không có xà gồ.

Mái có xà gồ

  • Mái có xà gồ là hệ mái dùng các xà gồ liên kết từ dàn vì kèo này sang dàn khác để đỡ tấm mái có kích thước nhỏ. Ví dụ như mái fibro xi măng,… Khoảng cách giữa các xà gồ lấy từ 1,5 đến 3m. Nhịp của xà gồ chính là bước của vì kèo, có thể bằng 6 hoặc 12m.
  • Mái không xà gồ được dùng với các nhà xưởng, dùng tấm lợp bằng panen bê tông cốt thép cỡ lớn. Kích thước panen thường dùng có bề rộng 1,5m hoặc 3m; chiều dài 6m hoặc 12m. Khi chọn kết cấu mái phải căn cứ vào yêu cầu công nghệ, yêu cầu kinh tế cũng như các yêu cầu về thông gió, chiếu sáng, cách nhiệt,…
Việc làm giảm trọng lượng mái có ý nghĩa rất quan trọng, nó không chỉ giảm giá thành cho bản thân kết cấu mái mà còn cho tất cả các kết cấu liên quan như : cửa mái, dàn vì kèo, dàn đỡ kèo, cột, móng.
Mái xà gồ đỡ tấm lợp. Xà gồ có thể dùng thép hình cán sẵn, thép dập nguội từ bản mỏng có trọng lượng nhẹ hoặc dùng xà gồ dạng dàn, Khi nhịp xà gồ <6m dùng thép cán nóng (thường có tiết diện chữ [). Khi nhịp >12 đến 18m dùng thép dập nguội hoặc xà gồ dạng dàn. Xà gồ được liên kết vào dàn vì kèo tại nút dàn, có thể cấu tạo là dầm đơn giản, dầm liên tục.
  • Tấm lợp tôn múi tráng kẽm dày 0,8 – 1mm có trọng lượng riêng khoảng 15 daN/m², song khả năng chịu lực khá lớn. Ví dụ, với bước xà gồ 3m có thể chịu được tải trọng 550 – 700 daN/m², phụ thuộc tấm tôn lợp một, hai, ba bước xà gồ liên tục.
  • Khi cần cách nhiệt cho nhà xưởng, dùng tấm lợp xi măng lưới thép có bề rộng 500 mm, chiều dài 1,5 ÷ 3m. Tấm lợp fibrô xi măng dùng cho các phân xưởng nóng, có chiều rộng 1125mm, chiều dài 1750, 2000, 2500mm, có trọng lượng riêng 20 daN/m².
  • Trong một vài trường hợp đặc biệt, như phân xưởng nóng của nhà máy luyện thép, dùng tấm lợp là tôn phẳng có chiều dày 3-4mm, được hàn vào xà gồ.
  • Để tăng cường ổn định của hệ mái, ngoài các lợp trên, còn dùng tấm xi măng lưới thép có bề rộng 500mm, chiều dài từ 1.5 – 3m. Các tấm lợp liên kết vào xà gồ bằng vít hoặc bulong Ø8 ÷ Ø14 có đệm cao su.

Mái không xà gồ

Mái không xà gồ dùng tấm mái đặt trực tiếp lên dàn kèo, tấm mái là panen bê tông cốt thép có bề rộng 1,5 ÷ 3m, dài 6m hoặc 12m, chiều cao 300mm với nhịp 6m, 450mm với nhịp 12m. Khi bề rộng tấm panen 1,5m thanh cánh trên của vì kèo chịu uốn cục bộ; tính toán theo cấu kiện chịu nén lệch tâm; cũng có thể dùng hệ dàn phân nhỏ để chịu lực tập trung đó, lúc này thanh cánh trên làm việc như các thanh nén thông thường. Tại vị trí liên kết panen vào dàn, nếu chiều dày cánh thép thanh cánh trên nhỏ hơn 10mm cần được gia cường bằng bản thép.

Vietmysteel.com là website chuyên tổng hợp, chia sẻ những kiến thức về y dựng nhà xưởng công nghiệp. Chúng tôi luôn lỗ lực để chia sẻ những kiến thức về xây dựng công nghiệp và dân dụng. Chúng tôi mong muốn nhận được nhiều đóng góp chia sẻ phẩn hồi của quý độc giải để những nội dung, kiến thức được đầy đủ và chính xác nhất. Nếu có bất kỳ những đóng góp nào hoặc yêu cầu tư vấn về mái nhà xưởng công nghiệp hoặc các vấn đề khác liên quan. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. Đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư của chúng tôi luôn sẵn sàng để giải đáp, chia sẻ những kiến thức với bạn.

Công ty cổ phần VMSTEEL