Kiểm định cầu trục cổng trục

Kiểm định cầu trục – cổng trục là công việc cuối cùng khi nhà sản xuất hoàn thành sản phẩm và cần phải kiểm định để đảm bảo về độ an toàn và chất lượng của sản phẩm trước khi bàn giao cho khách hàng. Vậy cụ thể công việc này như thế nào?. Ý nghĩa của việc kiểm định như thế nào?. Nhà nước có quy định về việc này như thế nào?. Cơ quan nào chịu trách nhiệm này.?. Hãy cùng Vietmysteel.com tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Kiểm định cầu trục cổng trục

Khái niệm kiểm định là gì?.

Kiểm định chính là sử dụng các phương tiện máy móc chuyên dụng để đánh giá tình trạng hoạt động của công trình. Thông qua các thông số để đánh giá chất lượng công trình theo tiêu chuẩn, quy định do nhà nước đã ban hành. Nhờ đó mà chúng ta có thể đánh giá được hệ thống đạt chuẩn chất lượng hay không và phát hiện những sai sót về kỹ thuật để kịp thời sửa chữa.
Sau khi thiết bị đạt chuẩn sẽ có dán tem đạt chuẩn chất lượng.
Có nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hiệu chuẩn và kiểm định công trình để bạn đọc dễ dang phân biệt dưới đây là khái niệm về hiệu chuẩn.

Hiệu chuẩn là gì?

Hiệu chuẩn: Cụm từ này được ứng dụng cho các công cụ đo lường như cân, đồng hồ đo lường, nhiệt kế,…
  • Mục đích là thiết lập tương quan giữa phương tiện và mẫu chuẩn. Dựa trên dụng cụ này mà chúng ta biết được chất lượng sản phẩm và có nên tiếp tục sử dụng chúng nữa hay không.
  • Các phương tiện sau khi đo lường cũng được dán tem kiểm định và cấp giấy báo kết quả chuẩn xác của quá trình hiệu chuẩn.

Quy định kiểm định cầu trục và cổng trục

  • Cầu trục, cổng trục đã được liệt kê vào danh sách các đối tượng nằm vùng danh mục vật tư có yêu cầu kiểm tra khắt khe nhất được quy định rõ trong điều luật an toàn lao động Được bộ lao động thương binh quy định trong thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH.
  • Ban hành vào ngày 28 tháng 12 năm 2016. trong bộ luật ghi rõ  “Cầu trục những loại: Cầu trục lăn, cầu trục treo. Cổng trục các loại: Cổng trục, bán cổng trục” đều phải được bảo trì, kiểm định chất lượng định kỳ để đảm bảo chất lượng công trình.

Cổng trục, cầu trục có bắt buộc phải kiểm định không?.

Cổng trục, cầu trục là 2 hệ thống máy móc có tác dụng nâng hạ người và những vật dụng có trọng lượng lớn. Ngày nay ứng dụng thực tế của chúng là trong các nhà máy, cảng, công trường, các công trình thủy lợi, đây là những thiết bị không thể thiếu trong quá trình thi công của các công trình trên. 
  • Nhờ tác dụng của cầu trục, cổng trục mà các đơn vị công nghiệp năng: luyện thép, sản xuất tôn, lắp ráp máy móc,.. đòi hỏi năng suất lao động rất cao hoạt động hiệu quả hơn.
  • Các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng đối với cổng trục và cầu trục gây nguy hiểm như đứt cáp, dây phanh bị tuột, phanh chuyển động gặp trục trặc, rò rỉ điện gây nguy hiểm cho cả hệ thống và tính mạng con người. 
  • Có những sự cố không thể phán đoán bằng mắt thường, và để dự đoán cũng như phát hiện trước các nguy cơ tiềm ẩn cần phải tiến hành kiểm định máy móc. 
  • Đối với những loại cầu trục cổng trục sử dụng trong môi trường có thể gây nguy hiểm cho con người như trong cầu cảng; kho xưởng thì bắt buộc phải kiểm kiểm.
Tại sao nên kiểm định cầu trục

Kiểm định an toàn cầu trục – cổng trục.?

  • Đảm bảo an toàn cho người vận hành
  • Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tránh thiệt hại cơ sở vật chất
  • Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

Các tiêu chuẩn kiểm định cầu trục

Tiêu chuẩn, quy chuẩn được sử dụng trong quá trình kiểm định cầu trục phải được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép.
  • QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
  • TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
  • TCVN5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
  • TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung.
  • TCVN5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện.
  • TCVN 5179:90, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn.
  • TCVN9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.
  • Có thể đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức quy định trong nước.

Quy trình kiểm định cầu trục

Quy trình kiểm định an toàn cầu trục được thực hiện qua các bước cơ bản sau:
  1. Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật cầu trục
  2. Kiểm tra hồ sơ lắp đặt
  3. Xem xét bản vẽ, lý lịch cầu trục
  4. Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
  5. Hồ sơ kiểm định lần trước

Kiểm tra kỹ thuật

  1. Kiểm tra vị trí lắp đặt. Các biện pháp an toàn
  2. Xem xét tính đồng bộ của cầu trục, đối chiếu hồ sơ kỹ thuật
  3. Khám xét các cơ cấu, bộ phận (kết cấu kim loại và liên kết, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển, đường ray, …)
  4. Đánh giá tình trạng kỹ thuật của các thiết bị an toàn (phanh, hạn chế hành trình, chống quá tải, tín hiệu cảnh báo di chuyển, …)
  5. Kiểm tra điện trở nối đất, điện trở cách điện
  6. Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (NDT)

Thử nghiệm cầu trục

Khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.
  • Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm. Các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu cảnh báo, …
  • Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL
  • Thử tải động ở mức 110%SWL

Kết quả kiểm định cầu trục

  • Lập biên bản kiểm định cầu trục có chữ ký của các bên liên quan. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch cầu trục, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
  • Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cầu trục

Thời hạn kiểm định cầu trục

  • Thời hạn kiểm định định kỳ là 03 năm. Đối với cầu trục có thời gian sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
  • Hạn kiểm định định kỳ cầu trục có thể bị rút ngắn hơn do các quy định khác của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng

Tổ chức, cá nhân nào được phép kiểm định an toàn cầu trục – cổng trục?

Lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Chỉ có các tổ chức và cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp phép mới có đủ điều kiện để thực hiện công việc này.

 

Các hình thức kiểm định cầu trục - cổng trục

Dưới đây là một số hình thức kiểm định cầu trục, kiểm định cổng trục và những hồ sơ cần chuẩn bị để kiểm định.

Kiểm định lần đầu

  • Lý lịch, hồ sơ của cầu trục.
  • Tính toán sức bền các bộ phận chịu lực.
  • Tính toán sức bền các bộ phận chịu lực (nếu có).
  • Bản vẽ chế tạo ghi đủ các kích thước chính.
  • Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa.
  • Hồ sơ xuất xưởng của thiết bị nâng kiểu cầu.
  • Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn (Theo 3.1.2TCVN 4244 : 2005)
  • Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn (Theo 3.3.4 TCVN 4244: 2005)
  • Biên bản nghiệm thử xuất xưởng.
  • Các báo cáo kết quả, biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, điện trở cách điện động cơ, thiết bị bảo vệ (nếu có).
  • Hồ sơ lắp đặt
  • Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.

Kiểm định định kỳ

  • Thời hạn kiểm định định kỳ là 3 năm.
  • Lý lịch, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước;
  • Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
  • cầu trục cần kiểm định trước khi đưa vào sử dụng
  • Sau 3 năm cầu trục đưa vào sử dụng sẽ được kiểm định định kỳ

Kiểm định bất thường

  • Trường hợp cải tạo, sửa chữa: hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa, biên bản nghiệm thu sau cải tạo, sửa chữa;
  • Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: cần xem xét bổ sung hồ sơ lắp đặt;
  • Biên bản kiểm tra của cơ quan chức năng (nếu có).
  • Đánh giá: Kết quả hồ sơ đạt yêu cầu khi đầy đủ và đáp ứng các quy định của QCVN 7:2012/BLĐTBXH. Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung.

Chi phí kiểm định cầu trục

Giá kiểm định cầu trục được Nhà nước quy định mức phí tối thiểu tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên tải trọng làm việc của cầu trục.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà chi phí kiểm định cầu trục có thay đổi. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Bảng giá kiểm định cổng trục cầu trục tham khảo 2022

Tải trọng dưới 3,0 tấn    700 nghìn VNĐ
Tải trọng từ 3,0 tấn đến 7,5 tấn    1,2 triệu đồng
Tải trọng trên 7,5 tấn đến 15 tấn     2,2 triệu đồng
Tải trọng trên 15 tấn đến 30 tấn    3 triệu đồng
Tải trọng trên 30 tấn đến 75 tấn    4 triệu đồng
Tải trọng từ 75 tấn đến 100 tấn    5 triệu đồng
Tải trọng trên 100 tấn     6 triệu đồng
Công ty cổ phần VMSTEEL
  • Hotline: 0975.725.709
  • Website: www.vietmysteel.com
  • Email: cskh.vietmysteel@gmail.com
  • Factory 1: 612 Nguyễn Thị My, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM
  • Factory 2: Đường Thuận Giao 25, Phườn Thuận Giao, Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.
  • Factory 3: Đường DT 824, ấp Đức Hòa Đông, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An.