Báo giá lắp đặt trạm biến áp

Bảng giá lắp đặt trạm biến áp cho nhà máy nhà xưởng sản xuất.

Trạm biến áp có một vai trò rất lớn trong hệ thống kiểm soát năng lượng của mỗi công trình. Cùng với sự phát triển của hệ thống năng lượng điện lưới quốc gia, như một hệ quả dẫn đến ngày càng xuất hiện nhiều nhà máy điện và trạm biến áp có công suất lớn. Do đó, việc giải quyết chính xác các vấn đề kinh tế, kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng và vận hành điện trong mỗi công trình sẽ mang lại lợi ích không nhỏ đối với nền kinh tế nói chung và đối với ngành điện công nghiệp nói riêng.
  • Bài viết sau sẽ cập nhật thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về trạm biến áp và báo giá lắp đặt trạm biến áp trọn gói nhanh chóng và hiệu quả nhất cho các chủ doanh nghiệp dễ dàng hơn nếu có như cầu lắp đặt hệ thống trạm biến áp cho doanh nghiệp của mình.
Báo giá trạm biến áp hạ thế

Tìm hiểu về trạm biến áp

Trạm biến áp để truyền tải công suất điện lớn từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, thì giải pháp tăng điện áp để hạn chế tổn thất công suất và giảm giá thành đầu tư đường dây là một lựa chọn tối ưu. Lượng công suất tải truyền đi càng lớn thì điện áp càng cao.
Để hiểu về trạm biến áp trước hết ta sẽ tìm hiểu về máy biến áp. Vì máy biến áp là bộ phận quan trọn nhất trong hệ thống cấu tạo của trạm biến áp, nó giống như trái tim của trạm biến áp vậy. và báo giá lắp đặt trạm biến cũng phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng và công suất của máy biến áp.

Máy biến áp là gì?.

Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh, hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ, với mục đích là biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác, với tần số không thay đổi.
  • Hoặc có thể giải thích ngắn gọn hơn như sau : Máy biến áp là thiết bị điện dùng cảm ứng điện từ để truyền, đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện theo một nguyên lí nhất định.
  • Máy biến áp 1 pha và 3 pha gồm có một cuộn dây sơ cấp; một hay nhiều cuộn dây thứ cấp liên kết qua trường điện từ. Để đảm bảo sự truyền đưa năng lượng thì phải có mạch dẫn từ qua lõi cuộn dây. Tần số làm việc liên quan trực tiếp đến mạch dẫn từ.
  • Ta dùng lá vật liệu từ mềm có độ ẩm cao như thép silic, permalloy,… và mạch từ khép kín như các lõi ghép bằng lá chữ E, chữ U, chữ I cho các máy biến áp ở tần số thấp: biến áp điện lực, âm tần… Đối với vùng ở tần số cao: vùng siêu âm và sóng radio thì dùng lõi ferrit khép kín mạch từ.
  • Các cuộn sơ cấp và thứ cấp có thể cách ly hay nối với nhau về điện. Thông thường tỷ số điện áp trên cuộn thứ cấp với điện áp trên cuộn sơ cấp tỷ lệ với số vòng quấn được gọi là tỷ số biến áp. Khi tỷ số này >1 thì gọi là tăng thế, ngược lại.

Cấu tạo của máy biến áp.

Cấu tạo chung của mọi máy biến áp gồm 3 thành phần chính : Lõi thép, dây quấn và vỏ.
Lõi thép của máy biến áp: Lõi thép gồm có Trụ và Gông. Trụ là phần để đặt dây quấn còn Gông là phần nối liền giữa các trụ để tạo thành một mạch từ kín.
  • Lõi thép của máy biến áp được chế tạo từ nhiều lá sắt mỏng ghép cách điện với nhau và thường được chế tạo bằng các vật liệu dẫn từ tốt.
  • Phần dây quấn này thường được chế tạo bằng đồng hoặc nhôm bên ngoài bọc cách điện. Nó có nhiệm vụ nhận năng lượng vào và truyền năng lượng ra.

  • Phần có nhiệm vụ nhận năng lượng vào ( nối với mạch điện xoay chiều ) được gọi là cuộn dây sơ cấp, còn phần có nhiệm vụ truyền năng lượng ra ( nối với tải tiêu thụ ) được gọi là cuộn dây thứ cấp.
Số vòng dây ở hai cuộn phải khác nhau, tuỳ thuộc nhiệm vụ của máy mà có thể N1 > N2 hoặc ngược lại.

Công Suất Máy Biến áp:

Gồm các máy biến áp có cấp điện áp sơ/thứ cấp: 35/0.4KV, 22/0.4KV, 10&6.3/0.4KV
Công suất biểu kiến Trạm phổ biến: 50KVA, 75KVA, 100KVA, 160KVA, 180KVA, 250KVA, 320KVA, 400KVA, 500KVA, 560KVA, 630KVA, 750KVA, 800KVA, 1000KVA, 1250KVA, 1500KVA, 1600KVA, 1800KVA, 2000KVA, 2500KVA.
Các kí hiệu của trạm biến áp
  • S: Công suất biểu kiến được ghi trên trạm biến áp (KVA)
  • P: Công suất tiêu thụ (KW)
  • Q: Công suất phản kháng (KVAr)
  • U: điện áp sơ cấp và thứ cấp của trạm (KV hoặc V)
  • I: Dòng điện thứ cấp (A)

Phân loại trạm Biến áp - biến thế - hạ áp

Có thể phân loại trạm biến áp theo điện áp, thep điện lực hoặc theo mục đích sử dụng cụ thể có các loại trạm biến áp 

Phân loại theo Điện áp

  • Siêu Cao Áp: Lớn Hơn 500 KV
  • Cao áp: 66kV, 110kV, 220kV và 500kV
  • Trung Áp: 6kV, 10kV, 15kV, 22kV và 35 kV
  • Hạ Áp: 0,4kV và 0,2kV và các điện áp nhỏ hơn 1 KV

Theo điện lực

Trạm biến áp Trung gian: nhận điện áp từ 220 KV – 35 KV biến đổi thành điện áp ra 35 KV – 15 KV
Trạm biến áp phân phối: nhận điện áp 35 KV – 6 KV biến đổi thành điện áp ra 0,4 KV – 0,22 KV. Đây là trạm biến áp thường dùng trong mạng hạ áp của gia đình thường thấy là trạm 22/0,4 KV

Theo mục đích sử dụng.

  • Trạm Biến Áp ngoài trời: Trạm ngoài trời thích hợp cho các trạm trung gian công suất lớn để tiết kiệm được chi phí xây dựng. Vì vậy máy biến áp, thiết bị phân phối thường có kích thước lớn. Tuy nhiên, về mỹ quan trạm này không phù hợp với khu đô thị, chỉ phù hợp dùng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất…. Với loại trạm này, có 4 kiểu trạm biến áp đang được sử dụng là: Trạm hợp bộ, trạm nền, trạm giàn, trạm treo báo giá lắp đặt trạm biến áp.
  • Trạm Biến Áp trong nhà: Các trạm biến áp trong nhà thường được dùng là: trạm kín, trạm trọn bộ, trạm Gis. Đây là trạm có diện tích xây dựng nhỏ hơn nhiều so với trạm ngoài trời. Nó được lắp đặt và kết nối vô cùng đơn giản lại khá chắc chắn, gọn đẹp nên thường được dùng ở các nơi quan trọng như cơ quan ngoại giao, văn phòng, khách sạn…

Quy trình thi công lắp đặt trạm biên áp Vietmysteel.

Quý khách hàng đang có nhu cầu lắp đặt mới trạm biến áp, hoặc đường cáp ngầm đường dây không đến 35KV và băn khoăn không biết quy trình và thủ tục làm việc với nghành điện thế nào.

Quy định khách hàng dùng bao nhiêu KW phải lắp trạm biến áp riêng

Theo Luật Điện lực tại ” Điều 11 khoản 4 có quy định Tổ chức, cá nhân xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng công trình điện lực phải sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại phù hợp với các quy phạm, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.”
  • Tại điều 19 quy trình cấp điện của Bộ quy trình Kinh doanh điện năng của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc có quy định chi phí đầu tư của đơn vị Điện lực và khách hàng như sau: ” Khách hàng đề nghị mua điện với công suất đăng ký từ 40kW trở lên, tùy theo khả năng cung cấp của lưới điện hạ áp hiện hữu. Như vậy có thể hiểu như sau: Khi khách hàng sử dụng công suất vượt quá 40KW thì đơn vị điện lực tại khu vực của khách hàng sẽ cân đối phụ tải của lưới điện hạ áp trạm biến áp khu vực đó. Nếu việc sử dụng công suất vượt quá 40KW không làm ảnh hưởng tới phụ tải lưới điện hạ áp thì khách hàng vẫn được tiếp tục mua điện qua công tơ 3 pha hiện có.
  • Còn nếu việc sử dụng công suất vượt quá 40KW làm ảnh hưởng tới lưới điện hạ áp khu vực đó thì khách hàng phải lắp đặt trạm biến áp riêng phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Đơn vị điện lực và khách hàng thỏa thuận điểm đấu nối xây dựng đường dây trung áp và trạm biến áp để cung cấp điện cho khách hàng. Việc xây dựng đường dây trung áp và trạm biến áp khách hàng có thể thuâ đơn vị nhà thầu chuyên nghiệp thực hiện.

Phương thức đăng ký thủ tục lắp mới trạm biến áp.

Khách hàng có thể đăng ký mua điện theo các phương thức như sau:
Khách hàng trực tiếp đến Phòng giao dịch khách hàng của điện lực khu vực để đăng ký mua điện
Khách hàng có thể thuê nhà thầu chuyên về tư vấn thi công lắp đặt trạm biến áp. Nhà thầu sẽ lo mọi việc từ A đến Z cho quý khách hàng. Tư vấn lựa chọn công suất trạm biến áp, nơi đặt trạm biến áp đến dùng loại trạm nào cho phù hợp với quy hoạch. Nhà thầu sẽ thực hiện từ khâu thiết kế đến việc chủ động liên hệ với nghành điện để làm thủ tục xây dựng mới trạm biến áp, rồi thi công nghiệm thu…vvv… Quý khách hàng chỉ việc kí các hồ sơ giấy tờ liên quan tới việc xây dựng trạm biến áp.

Thủ tục hồ sơ đăng ký lắp mới trạm biến áp

Khi đăng ký mua điện, khách hàng cần có 04 giấy tờ sau:
  1. Giấy đề nghị hoặc công văn đề nghị mua điện
  2. 01 bản sao của một loại giấy tờ trong các giấy tờ dưới đây để xác định địa điểm mua điện:
  3. Giấy chứng minh thư của người đại diện kí hợp đồng mua bán điện
  4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơi sử dụng điện hoặc hoặc hợp đồng thuê đất, ủy quyền quản lý đất nơi sử dụng điện
  5. 1 bản sao của một loại giấy tờ xác định mục đích sử dụng điện:
  6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy phép đầu tư;
  7. Hồ sơ đề nghị đấu nối theo quy định của Bộ Công Thương, bao gồm: Hồ sơ đề nghị đấu nối (có file đính kèm); Sơ đồ nguyên lý các thiết bị chính sau điểm đấu nối; Tài liệu kỹ thuật về trang thiết bị dự định đấu nối, thời gian dự kiến hoàn thành dự án, số liệu kinh tế kỹ thuật của dự án đấu nối.
Đối với khách hàng sử dụng điện có sản lượng điện tiêu thụ bình quân từ 1.000.000 kWh/tháng trở lên có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng mua bán điện có hiệu lực.

Chi phí thủ tục lắp mới trạm biến áp

Điểm đấu nối cấp điện đã đ­­ược thỏa thuận là cơ sở pháp lý để Khách hàng và Điện lực tiến hành thực hiện đầu t­­ư xây dựng công trình điện theo quy định của Nhà nước.
Trước khi đầu tư xây dựng công trình điện, Đơn vị điện lực khu vực và Khách hàng thỏa thuận về trách nhiệm trong việc đầu t­­ư công trình điện, kể cả TU, TI trong hệ thống đo đếm điện (trừ công tơ điện) và sẽ được ghi rõ trong Hợp đồng đầu tư công trình điện giữa hai bên (có file đính kèm).

Quy trình và thủ tục lắp đặt mới trạm biến áp

Các công việc do Điện lực khu vực phối hợp với khách hàng thực hiện gồm: Tiếp nhận hồ sơ và khảo sát kỹ thuật; Thỏa thuận đấu nối và các yêu cầu kỹ thuật; Ký hợp đồng mua bán điện, nghiệm thu, đóng điện công trình.
Đối với các công việc khách hàng cần làm việc với các cơ quản lý nhà nước gồm:
  • Thỏa thuận về sự phù hợp Quy hoạch phát triển điện lực với Sở Công thương
  • Thỏa thuận vị trí cột/trạm điện, hành lang lưới điện với Sở Quy hoạch – Kiến trúc hoặc Sở Giao thông – Vận tải hoặc Sở Xây dựng  (tuỳ theo quy định của từng địa phương.
  • Cấp phép thi công xây dựng công trình điện với Cơ quan nhà nước được UBND tỉnh/thành phố giao nhiệm vụ.
  • Lập kế hoạch bảo vệ môi trường với các cơ quan có thẩm quyền (UBND cấp huyện, UBND cấp xã được ủy quyền, Ban quản lý các khu công  nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế) để xác nhận.
Trình tự thực hiện quy trình và thủ tục lắp mới trạm biến áp như sau:
  • Khách hàng gửi hồ sơ đề nghị cấp điện tại “Phòng Giao dịch Khách hàng” của CTĐL/ĐL sở tại hoặc “Phòng Giao dịch Khách hàng” của CTĐL/Ban Kinh doanh của TCTĐL. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết, CTĐL/ĐL thực hiện tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm chuyển hồ sơ đề nghị cấp điện của khách hàng đến đơn vị giải quyết theo quy định.
  • Điện lực thực hiện hẹn Khách hàng thời gian và tiến hành khảo sát và thỏa thuận với khách hàng về vị trí điểm đấu nối và các yêu cầu kỹ thuật.
  • Khách hàng thực hiện các thủ tục để xác nhận sự phù hợp với quy hoạch điện được cấp có thẩm quyền phê duyệt (có thể thực hiện trước khi đề nghị cấp điện với Điện lực).
Trên cơ sở Thỏa thuận đấu nối và các yêu cầu kỹ thuật đã ký kết, Điện lực và Khách hàng ký kết hợp đồng đầu tư.
  • Khách hàng làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thỏa thuận tuyến đường dây, lập dự án đầu tư/thiết kế kỹ thuật, kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Giải phóng mặt bằng, xin giấy phép đào đường (nếu có), mua sắm vật tư thiết bị, tổ chức thi công.
  • Chậm nhất 7 ngày trước khi yêu cầu đấu nối, Khách hàng gửi hồ sơ điều kiện đóng điện điểm đấu nối theo quy định cho Điện lực.
  • Khi hoàn thành công trình, Khách hàng thành lập Hội đồng nghiệm thu công trình, thành phần có Điện lực tham gia. Khi công trình đủ điều kiện đóng điện, Điện lực thực hiện việc treo tháo công tơ, ký HĐMBĐ và đóng điện cho Khách hàng.

Thời gian cấp điện trạm biến áp xây lắp mới

  • Thời gian giải quyết thủ tục tiếp cận điện năng của EVN cho khách hàng đấu nối vào lưới điện trung áp: 10 ngày (trong đó thời gian tiếp nhận đề nghị cấp điện và khảo sát hiện trường 2 ngày; thỏa thuận đấu nối và các yêu cầu kỹ thuật 2 ngày; nghiệm thu đóng điện và ký kết HĐMBĐ 6 ngày).
  • Thời hạn thỏa thuận về sự phù hợp Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh của các dự án điện: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của chủ đầu tư, Sở Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về sự phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực.
  • Thời hạn thỏa thuận vị trí cột/trạm điện, hành lang lưới điện: không quá 05 ngày làm việc đối với lưới điện trung áp trên không và không quá 10 ngày làm việc đối với lưới điện trung áp hạ ngầm.
  • Thời hạn giải quyết đối với thủ tục cấp phép thi công xây dựng công trình điện: không quá 07 ngày làm việc đối với lưới điện trung áp trên không và không quá 10 ngày làm việc đối với lưới điện trung áp ngầm.
  • Thời gian xác nhận của các cơ quan về Kế hoạch bảo vệ môi trường không quá 10 ngày.
Khi Quý khách hàng đang có nhu cầu lắp đặt mới trạm biến áp, hoặc đường cáp ngầm, đường dây trung thế  thì chỉ việc liên hệ. Chúng tôi sẽ tư vấn để tính toán giúp quý doanh nghiệp lựa chọn phương án tối ưu nhất. Chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các khâu giúp quý khách hàng từ khâu tư vấn, thiết kế, thi công trạm biến áp, liên hệ làm thủ tục với nghành điện để cắt điện đóng điện, đấu nối hoàn thành công trình.
Phần đo đếm có thể thực hiện phía trung áp hay phía hạ áp. Tủ phân phối hạ áp đặt trên giàn giữa hai cột đường dây đến có thể là đường dây trên không hay đường cáp ngầm.
Trạm giàn thường cung cấp điện cho khu dân cư hay các phân xưởng.

Báo giá lắp đặt trạm biến áp 3 pha.

Bảng giá trạm biến áp hạ thế chưa bao gồm phụ kiện và chi phí lắp đặt.

STT

CÔNG SUẤT TRẠM BIẾN ÁP 3P (KVA)

 Đớn giá-Trạm Giàn (VNĐ)

 Đơn giá-Trạm trụ thép (VNĐ)

Đơn giá-Trạm hộp bộ (VNĐ)

1

Trạm điện 100 KVA

 288.000.000

        328,000,000

               520,000,000

2

Trạm điện 160 KVA

 325.000.000

        368,000,000

               560,000,000

3

Trạm điện 250 KVA

 384.000.000

        438,000,000

               620,000,000

4

Trạm điện 320 KVA

 440.000.000

        480,000,000

               690,000,000

5

Trạm điện 400 KVA

 468.000.000

        510,000,000

               720,000,000

6

Trạm điện 560 KVA

 558.000.000

        585,000,000

               800,000,000

7

Trạm điện 630 KVA

 585.000.000

        630,000,000

               840,000,000

8

Trạm điện 750 KVA

 684.000.000

        750,000,000

               900,000,000

9

Trạm điện 1000 KVA

 826.000.000

        890,000,000

           1,000,000,000

10

Trạm điện 1250 KVA

        916,000,000

 

           1,250,000,000

11

Trạm điện 1500 KVA

 1.166.000.000

 

           1,500,000,000

12

Trạm điện 2000 KVA

 1.366.000.000 (ngoài trời)

 1.550.000.000 (nhà trạm)

 

13

Trạm điện 2500 KVA

 1.528.000.000 (ngoài trời)

 1.850.000.000 (nhà trạm)

 

Chú ý: (Báo giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Đơn giá có thể thay đổi theo từng trường hợp cụ thể: xuất xứ vật tư, vị trí lắp đặt, kiểu trạm,…). Giá chưa bao gồm VAT, Phí vận chuyển, lắp đặt… 

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn và báo giá lắp đặt trạm biến áp hạ thế vui lòng liên hệ ngay cho đội ngũ kỹ sư của chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí 24/24h.

Các chủng loại vật tư chính:

  • Máy biến áp: Thibidi, Sanaky, Miền Nam, Shihlin, EMC
  • Dây cáp điện: Cadivi, Thịnh Phát, Tài Trường Thành
  • ACB, MCCB: Mitsibishi, LS, Hyundai
  • Tụ bù: Ấn Độ, Korea
  • Tủ RMU: ABB, Schneider
  • Thiết bị đóng cắt
Báo giá trạm biến áp hạ thế
  • Vì đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trao dồi những kiến thức cùng với những kỷ sư chuyên nghiệp trong lĩnh vực bảo trì điện, bảo trì trạm biến áp, thí nghiệm điện.
  • Đã làm biết bao nhiều dự án lớn với sự hợp tác của người nước ngoài.
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp được tuyển chọn từ các kỷ sư giỏi nước ngoài
  • Đáp ứng được khách hàng trên gắp cả nước Việt Nam.
  • Lắp đặt sửa chữa bảo trì hệ thống điện trọn gói, giải pháp tối ưu, tiết kiệm tối đa chi phí khách hàng

Dịch vụ thi công lắp đặt trạm biến áp hạ thế của Vietmysteel có mặt trên toàn quốc.

Một số tỉnh thành chúng tôi đã tham gia thi công lắp đặt trạm biến áp hạ thế.
Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Đà Lạt, Long An, Binh Bình, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Hồ Chí Minh, An Giang, Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đắk Lắk,Đắk Nông, Đồng Nai, Biên Hòa, Đồng Tháp.
  • 🕐 Thời gian thi công nhanh chóng.
  • 🔥 Cam kết đảm bảo an toàn cho Doanh Nghiệp.
  • 💰 Giá luôn cạnh tranh nhất thị trường.
  • 🏷️ Hỗ trợ trọn gói từ thủ tục xin cấp điện đến thi công lắp đặt và đóng điện.
  • 🔖 Đổi trả 1-1 trong 1 tuần nếu phát sinh lỗi do nhà sản xuất
☎️ Quý khách hàng có như cầu tư vấn về trạm biến áp vui lòng liên hệ: Hotline: 0975 .725 .709
  • Để được khảo sát miến phí và báo giá lắp đặt trạm biến áp trọn gói: 100Kva, 160Kva, 250Kva, 320Kva, 400Kva, 560Kva, 630Kva, 750Kva, 800Kva, 1000kva, 1500Kva – 3000Kva cho tất cả các đơn vị trong cả nước. Trạm biến áp hạ thế, trạm biến áp hợp bộ, trạm biến áp ngồi 1 trụ thép, trạm biến áp giàn, trạm biến áp nền, trạm biến áp treo trụ…
 

Liên hệ báo giá

Công ty cổ phần VMSTEEL